Hotline: 0984.795.198       Email: toanthaoduoc@gmail.com     


Bài 6 người tiểu đường cần vận động thân thể

Bài 6 người tiểu đường cần vận động thân thể
Bài 6 người tiểu đường cần vận động thân thể

VẬN ĐỘNG THÂN THỂ

 

Vận động thân thể ( thể dục và thể thao ) đem lại lợi ích cho tất cả mọi người, nhưng đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với bệnh nhân tiểu đường. Vận động thân thể ở mức độ nào đó là một phần thiết yếu trong kế hoạch điều trị tiểu đường.

Tập thể dục thường xuyên giúp bạn:

  • Kiểm soát tốt đường huyết
  • Kết hợp vận động thân thể và ăn uống có kế hoạch giúp bạn đạt số cân - mong muốn.
  • Tăng cường sức khỏe chung . Tập thể dục đều đặn giúp cải thiện sự tuần hoàn và huyết áp, làm cho tim và phổi mạnh hơn lên.
  • Cảm thấy thoải mái về thể chất lẫn tinh thần, do đó dễ đương đầu với stress.

Chọn môn thể dục hay thể thao thích hợp với bạn
Có nhiều hình thức vận động thân thể bạn có thể thực hiện để gia tăng mức độ hoạt động của bạn. Tốt nhất, bạn nên chọn một môn thể dục hay thể thao mà bạn ưa thích đồng thời thích hợp với sức khỏe của bạn.

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Trước khi bắt đầu một chương trình tập luyện, bạn nên gặp bác sĩ gia đình để kiểm tra lại sức khỏe và bàn với bác sĩ về môn thể dục hoặc thể thao mà bạn muốn tập và xin những lời khuyên về cách thực hiện.

 

Bạn nên biết rằng, thay đổi một hình thức vận động hay tăng thêm thời gian tập luyện có thể làm thay đổi kế hoạch ăn uống và dùng thuốc. Vận động thân thể cần thêm năng lượng và làm hạ đường huyết. Làm việc nhà, làm vườn, đi mua sắm, đi ngắm cảnh, vui đùa với cháu, bạn đều sử dụng nhiều năng lượng hơn bình thường.

Đi bộ đem lại lợi ích gì?
Đi bộ là một môn vận động thân thể rất tốt và dễ thực hiện, cũng là cách tốt nhất để người bệnh tiểu đường khởi sự chương trình luyện tập, nhất là đối với các bạn trước đây vốn ít hoạt động.

  • Bạn không cần phải có kỹ năng hay trang bị tốn kém. Bạn chỉ cần một đôi vớ vải và đôi giày thể thao thật vừa với chân bạn.
  • Bạn có thể đi bộ bất cứ nơi nào, trong thương xá, trong công viên hay loanh quanh trong khu vực nhà bạn.
  • Bạn có thể đi bộ bất cứ lúc nào, dùng cầu thang thay vì thang máy, có thể đậu xe xa nơi làm việc hay thương xá để đi bộ một đoạn đường.
  • Bạn có thể cùng đi bộ với bạn bè, làm cho cuộc đi bộ trở nên vui vẻ hào hứng.

Mục tiêu của vận động thân thể:

  • Tập ít nhất 3 lần mỗi tuần, mỗi lần 20 đến 30 phút.
  • Thời gian tập được tính từ khi nhịp tim của bạn đạt tốc độ cần thiết. Sau đây là cách tính nhịp tim ở mức yêu cầu:
    1. Lấy số 220 trừ cho số tuổi của bạn ( A ), số thành ( B ) là nhịp tim an toàn cao nhất.
    2. Trên thực tế người ta chỉ tập khoảng 50 đến 75% của nhịp tim an toàn tối đa(C). Hỏi bác sĩ số phần trăm ( C ) thích hợp với bạn.
    3. Nhân số ( B ) với số ( C ) sẽ có nhịp tim cần thiết ( D ).
      Ví dụ: Đối với một người 63 tuổi.
      220 - 63 = 157 75% x 157 = 118
      (A) (B) (C) (B) (D)
      Vậy nhịp tim ở mức yêu cầu là 118.
  • Tốt nhất bạn nên bàn với bác sĩ của bạn về nhịp tim cần thiết, vì có vài loại thuốc tim mạch có thể làm thay đổi nhịp tim ở mức yêu cầu này.
  • Nếu bạn muốn giảm cân, nên tập 5 lần mỗi tuần và số ( C ) sẽ trong khoảng 60 đến 70%.

An toàn trên hết.

  • Bất cứ bạn chọn một hình thức tập luyện nào, bạn cũng nên bắt đầu từ từ sau khi hỏi ý kiến của bác sĩ. Bắt đầu từ 5 đến 10 phút mỗi ngày rồi tăng dần dần thời gian và sức lực.
  • Nếu bạn dùng thuốc viên tiểu đường hay insulin, nên thử đường huyết trước và sau khi tập. Nếu đường huyết xuống thấp nên ăn dặm để nâng nó lên.
  • Đi chậm khoảng từ 5 đến 10 phút hoặc làm các động tác "giãn cơ " trước khi tập.
  • Sau khi tập xong cũng làm như vậy.
  • Uống thêm nước hay thức uống " diet " trong khi tập.
  • Nên luôn luôn mang theo thẻ tiểu đường. Có 2 loại thẻ:
    1. Thẻ bài bằng kim khí mang ở cổ hay ở cổ tay.
    2. Thẻ giấy hay nhựa bỏ túi.
    Trên 2 loại thẻ này thường có ghi tên tuổi, số điện thoại của bạn và của bác sĩ gia đình, đôi khi còn ghi các loại thuốc và liều lượng bạn đang dùng. Các thẻ này giúp người khác biết rõ tình trạng tiểu đường của bạn, nhất là khi bạn bị bất tỉnh. Điều này có thể cứu sống bạn.
  • Nên mang theo một ít thức ăn có đường như kẹo, viên glucose. Bạn có thể cần đến khi có triệu chứng hạ đường huyết trong lúc tập.

Một số điều quan trọng nên làm:

  • Chọn môn thể dục hay thể thao mà bạn ưa thích.
  • Bàn với bác sĩ về kế hoạch luyện tập của bạn.
  • Nếu có thể nên tập mỗi ngày và cùng một thời điểm.
  • Mang vớ vải và giày vừa chân.
  • Thử đường huyết trước và sau khi tập.
  • Ngưng tập khi có triệu chứng đau ngực hay đau chân
  • Xem xét chân trước và sau khi tập để phát hiện các vết cắt, vết trầy hay chỗ da bị phồng.
  • Ghi chép vào sổ tay lúc và khoảng thời gian tập.

    Buổi tập Khí Công tại Trung Tâm Y Tế Nhân Hòa

Thảo dược điều trị bệnh tiểu đường: Dây thìa canh, Mướp đắng, Hạt mê thi, Nụ vối, Trà giảo cổ lam...



Tra Cứu Vị Thuốc Theo Vần

A

B

C

D

Đ

E

G

H

I

K

L

M

N

O

P

Q

R

S

T

U

V

X

Y




XEM THÊM CÁC LOẠI THẢO DƯỢC QUÝ KHÁC

 cà gai leo 

cà gai leo giải rượu bảo vệ gan  giảo cổ lam  phòng và điều trị gan nhiễm mỡ

 dây thìa canh

điều trị tiểu đường chuốt hột điều trị sỏi thận,sỏi mật

 hoa tam thất

điều trị mất ngủ hoa nhài an thần, giảm căng thẳng, thanh nhiệt

 rễ bồ công anh

phòng và điều trị ung thư máu hoa cúc an thần, điều hòa kinh nguyệt

 

cao mật nhân

 

điều trị xương khớp gout cao atiso đà lạt giải độc gan, mát gan

 

 

Các Tin khác