Hotline: 0984.795.198       Email: toanthaoduoc@gmail.com     

Trang chủ > >

Đông y giúp tăng sức đề kháng phòng chống virus Corona

Đông y giúp tăng sức đề kháng phòng chống virus Corona
Đông y giúp tăng sức đề kháng phòng chống virus Corona

ĐÔNG Y GIÚP TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG

PHÒNG CHỐNG VIRUS CORONA


 - Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra đang gia tăng và là nỗi lo lắng của mọi người.

Để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh do nCoV một cách hữu hiệu, y học cổ truyền có những lời khuyên hữu ích về  thực hành đồng thời nhiều biện pháp khác nhau trong: sinh hoạt, tập luyện, ăn uống và dùng thuốc giúp mọi người ngừa dịch bệnh.

Bệnh do virut Corona mới (nCoV-2019) gây nên khởi đầu từ Trung Quốc đã và đang lan rộng ra nhiều nước. Trong Đông y không có bệnh danh này nhưng xem xét qua bệnh cảnh lâm sàng có thể thấy căn bệnh này thuộc phạm vi chứng cảm mạo.

Theo người xưa, cảm mạo, bao gồm cả cảm mạo thông thường và cảm mạo dịch (còn gọi là cảm cúm, bệnh cúm) là một nhóm bệnh truyền nhiễm phát sinh ở cả bốn mùa trong năm nhưng thường gặp nhiều hơn vào hai mùa đông và xuân. Nguyên nhân gây nên cảm mạo thường có hai yếu tố: một là, chính khí (sức đề kháng) của cơ thể giảm sút; hai là, các tà khí (mầm bệnh) như phong, hàn, thấp, thử, nhiệt xâm nhập cơ thể; trong đó vai trò của chính khí là rất quan trọng. Bởi vậy, với quan điểm “chính khí tồn nội, tà bất khả can (cơ thể có đủ sức đề kháng thì mầm bệnh không thể xâm nhập và gây bệnh được), Đông y cho rằng để phòng và hỗ trợ điều trị bệnh do virut Corona  một cách hữu hiệu cần phải thực hành đồng thời nhiều biện pháp khác nhau, cụ thể là:

=> Về sinh hoạt

- Cần chú ý giữ cho đời sống tinh thần, tình cảm luôn luôn cân bằng, lạc quan và thư thái. Cổ nhân cho rằng “điềm đạm hư vô, chân khí tòng lai”, ý muốn nói tâm hồn, tình cảm thường xuyên khoáng đạt, bình thản, không thái quá thì sức khoẻ sẽ đến và không bệnh tật nào có thể phát sinh được.

- Giữ nếp sinh hoạt hàng ngày điều độ, tránh làm việc quá sức, chú ý đảm bảo giấc ngủ, giữ gìn môi trường sống và vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thuận theo sự biến đổi của khí hậu, thời tiết mà thay đổi nếp sinh hoạt cho phù hợp nhằm tăng cường khả năng thích ứng của cơ thể đối với môi trường tự nhiên.

- Chú ý mặc ấm và giữ ấm vùng hầu họng nhất là khi thời tiết thay đổi và trong lúc ngủ ban đêm, nếu dùng điều hoà nên để ở nhiệt độ vừa phải. Nơi ở nên thông thoáng và tiếp xúc được nhiều với ánh sáng mặt trời. Trên mỗi mét vuông nhà có thể dùng 5 ml dấm chua và 15g bạc hà cho vào nồi không đậy nắp, đóng hết các cửa rồi đun lên để xông, làm liên tục 3 ngày để giúp cho người ngủ hoặc nghỉ ngơi trong phòng ngăn ngừa được dịch bệnh. Hoặc có thể dùng các loại tinh dầu hương nhu, bạc hà, ngải cứu, thương truật, long não...phun xịt xông phòng để tiêu độc. Theo Đông y, có như vậy thì mới chủ động phòng tránh được tà khí xâm nhập và nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Thường xuyên ăn tỏi hàng ngày giúp tăng sức đề kháng, ngừa dịch bệnh.

=> Về tập luyện

Thường xuyên ra ngoài hoạt động, không nên suốt ngày ở trong phòng kín có máy lạnh, tuỳ theo tuổi tác và thể chất mà lựa chọn các phương pháp tập luyện thể dục thể thao, khí công dưỡng sinh, tự xoa bóp và day bấm huyệt... cho phù hợp. Để phòng ngừa bệnh có hiệu quả cao cần đặc biệt chú ý một số biện pháp sau đây:

- Tập thở theo phương pháp dưỡng sinh cổ truyền: Chọn tư thế ngồi hoặc nằm, lưỡi uốn chạm nhẹ vào hàm ếch, thả lỏng toàn thân tuần tự từ đầu, gáy, thân, tay, chân... Tập trung ý nghĩ vào huyệt đan điền (vùng dưới rốn). Tiếp đó, thở sâu bằng bụng theo nguyên tắc “sâu, dài, đều đặn và nhẹ nhàng”, có nghĩa là khi hít vào thì bụng phình lên, khi thở ra thì bụng thót lại. Thở ra bằng miệng, hít vào bằng mũi. Thời gian thở ra dài bằng 1 - 2 lần thời gian hít vào. Làm đều đặn mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều tối. Khi mới tập mỗi lần làm 10 biến, sau đó tăng dần lên tuỳ theo tình trạng cụ thể của mỗi người.

- Mỗi ngày 2 lần vào sáng sớm ngủ dậy và trước khi đi ngủ tối, xoa hai bàn tay vào nhau cho nóng lên rồi xát dọc lồng ngực theo chiều lên xuống rồi khum bàn tay vỗ ngực, mỗi động tác 20 lần. Tiếp đó, dùng hai ngón tay cái day ấn huyệt Phong trì (ở chỗ lõm dưới xương chẩm, bên ngoài khối cơ nổi sau cổ, khi ấn có cảm giác tức nặng, mỗi bên một huyệt) trong 1 phút; dùng ngón tay giữa hoặc ngón trỏ day ấn huyệt Nghinh hương (từ chân cánh mũi ngang ra, huyệt ở trên rãnh mũi mép) trong 1 phút sao cho đạt cảm giác tê tức lan lên hai cánh mũi và gò má là được; dùng ngón cái bàn tay phải day ấn điểm đau nhất giữa hai ngón cái và ngón trỏ của tay trái (vị trí huyệt Hợp cốc) trong nửa phút rồi ngược lại. Cuối cùng, dùng hai ngón tay giữa nhét vào hai lỗ mũi, nhẹ nhàng xoay tròn phải trái 200 vòng rồi vuốt dọc từ huyệt ấn đường (ở điểm giữa của đoạn nối hai đầu lông mày) xuống huyệt Nghinh hương.

=> Về ăn uống

Cần chú ý ăn uống điều độ, cân bằng, đủ chất và đảm bảo vệ sinh, không ăn nhiều đồ sống lạnh, không lạm dụng kem và nước đá, không để lâm vào tình trạng quá đói hoặc rối loạn tiêu hoá. Tuỳ theo điều kiện thời tiết và thể chất mà trọng dụng các loại rau quả, thực phẩm có tác dụng phòng ngừa như tía tô, kinh giới, hương nhu, gừng tươi, hành, tỏi, bạc hà, rau thơm, rau húng...

Có thể sử dụng một số món ăn - bài thuốc (dược thiện) sau đây:

- Mã thầy (rửa sạch, bỏ vỏ và thái mỏng) 40g, lê (rửa sạch,bỏ hạt và thái mỏng) 30g, gừng tươi 30g. Tất cả sắc hoặc hãm uống thay trà trong ngày.

- Tỏi không hạn chế số lượng, thường xuyên ăn hàng ngày hoặc ít nhất mỗi ngày ăn 2 tép tỏi.

- Tỏi 100g, gừng tươi 100g, dấm 500ml. Gừng tươi rửa sạch thái mỏng, tỏi tách nhánh bỏ vỏ, cho cả hai thứ vào ngâm với dấm trong 30 ngày. Mỗi ngày, sau khi ăn uống 10ml dấm thuốc hoặc ăn gừng và tỏi cùng với các món ăn với lượng vừa phải.

- Lá trà tươi 10g, gừng tươi bỏ vỏ 10 lát, hai thứ đem sắc hoặc hãm uống thay trà trong ngày.

- Tỏi to 1 củ, tách nhánh, bóc vỏ, thái mỏng rồi cho vào bình kín cùng với 300ml nước lọc, sau 7 giờ cho thêm 30g đường phèn tán vụn, mỗi ngày 2 lần sáng và tối dùng nước thuốc này để súc miệng.

- Hoắc hương tươi 10g, lá tía tô tươi 10g, lá bạc hà tươi 10g, ba thứ rửa sạch đem sắc hoặc hãm uống thay trà.

- Cam thảo 3g, phòng phong 6g, hai thứ nghiền nhỏ, hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.

- Vỏ bạch dương 20g, thái vụn, hãm với nước sôi uống thay trà.

- Bạc hà tươi 60g, phục lan tươi 30g, hoắc hương tươi 30g, ba thứ rửa sạch, sắc hoặc hãm uống thay trà trong ngày.

- Quán chúng, hoàng cầm mỗi thứ 500g, kim ngân hoa 240g, cam thảo 120g, tất cả phơi khô, tán vụn rồi chia thành nhiều túi, mỗi túi 20g, mỗi lần dùng 1 túi hãm uống thay trà. Loại trà này có thể dùng để phòng bệnh cho mọi người trong thời gian có dịch cảm cúm.

- Quán chúng và thương truật lượng bằng nhau, tán vụn, mỗi lần dùng 30g hãm uống thay trà.

- Hoắc hương, tử tô, kinh giới, bạc hà mỗi thứ 8g và lá trà 5g, tất cả đem sắc hoặc hãm với nước sôi uống thay trà.
Về dùng thuốc

Để phòng chống bệnh này, Đông y có nhiều phương pháp dùng thuốc như uống, xông, ngửi, nhỏ mũi, dán thuốc vào rốn hoặc huyệt vị châm cứu...Có thể sử dụng một số công thức sau đây:

- Cúc hoa 5g, lá dâu 9g và tỳ bà diệp 5g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Lá tía tô, lá trà và khương hoạt mỗi thứ 5g, sắc uống ngày 1 thang.

- Kim ngân hoa, hoa cúc dại, lá tre, quán chúng mỗi thứ 10g, liên kiều 6g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Bản lam căn 15g, kim ngân hoa 15g, quán chúng 12g, kinh giới 10g, cam thảo tươi 10g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Thương truật và quán chúng mỗi thứ 15g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Cúc hoa 4g, tử hoa địa đinh 4g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

- Quán chúng 5.000g, hoàng cầm 500g, kim ngân hoa 400g, cam thảo 200g, tất cả đem sắc kỹ lấy làm nước uống mỗi ngày cho những bếp ăn công cộng chừng 400 người.

- Cam thảo tươi 20g, kim ngân hoa 20g, đậu đen 40g, tất cả sấy khô, tán thành bột mịn, trộn với 50 mật ong và nước hồ bằng bột gạo làm thành những viên hoàn to bằng đầu ngón tay rồi sấy khô để dùng dần. Mỗi sáng uống 1 viên với nước ấm.

- Hoàng bá 30g, tinh dầu bạc hà 2g, băng phiến 3g. Đem hoàng bá sắc với nước trong 60 phút, sau đó cho tinh dầu bạc hà và băng phiến vào hoà tan rồi đựng trong lọ thiếc để dùng dần, mỗi ngày nhỏ mũi nhiều lần.

- Cúc hoa, băng phiến, kinh giới, mỗi loại 9g, tất cả đem nghiền thành bột rồi trộn đều với dầu vừng thành dạng cao, mỗi ngày lấy cao thuốc bôi trong mũi nhiều lần.

- Tế tân, uất kim, bạch chỉ, cam thảo lượng bằng nhau, đem tán thành bột rồi trộn với dầu vừng thành dạng cao, mỗi ngày lấy cao thuốc bôi trong mũi nhiều lần.

-  Tỏi 20g giã nát, ngâm với 200ml dầu vừng hoặc dầu lạc, mỗi buổi sáng tẩm dịch thuốc vào bông và hít vào mũi 1 lần.

- Dung dịch tỏi 10% hoặc một lượng vừa phải dung dịch hành, nhỏ mũi mỗi ngày 3 - 5 lần, mỗi lần 1 giọt. Hoặc dùng nước ép tỏi và procain 3% lượng bằng nhau, hoà đều rồi nhỏ mũi mỗi ngày 3 lần, mỗi lần vài giọt.

- Nga bất thực thảo 250g sắc kỹ lấy 100ml, lọc sạch bã, nhỏ mũi nhiều lần trong ngày.

- Quế chi và hoắc hương lượng bằng nhau đem chưng cất lấy dịch thuốc để xịt họng mỗi ngày 2 lần.

ThS. Hoàng Khánh Toàn

(Theo SK&ĐS)



Tra Cứu Vị Thuốc Theo Vần

A

B

C

D

Đ

E

G

H

I

K

L

M

N

O

P

Q

R

S

T

U

V

X

Y




XEM THÊM CÁC LOẠI THẢO DƯỢC QUÝ KHÁC

 cà gai leo 

cà gai leo giải rượu bảo vệ gan  giảo cổ lam  phòng và điều trị gan nhiễm mỡ

 dây thìa canh

điều trị tiểu đường chuốt hột điều trị sỏi thận,sỏi mật

 hoa tam thất

điều trị mất ngủ hoa nhài an thần, giảm căng thẳng, thanh nhiệt

 rễ bồ công anh

phòng và điều trị ung thư máu hoa cúc an thần, điều hòa kinh nguyệt

 

cao mật nhân

 

điều trị xương khớp gout cao atiso đà lạt giải độc gan, mát gan

 

 

Các Tin khác