- Cách đây hơn 1500 năm, trên vùng cao nguyên Thanh Hải, Tây Tạng thuộc dãy Hy Mã Lạp Sơn, người Tạng sinh sống bằng trồng đại mạch và nuôi bò Yak (giống bò sừng cong, lông dài). Mỗi khi tiết trời sang xuân, băng tuyết tan nhanh, người Tạng quan sát thấy ở một vài trảng cỏ, bò Yak ăn khỏe và khả năng động đực kéo dài hơn bình thường nên đã tìm hiểu và phát hiện một loài nấm sâu bướm đặt tên “Đông trùng Hạ thảo” (mùa đông là con sâu, mùa hạ là cây cỏ).
Từ đó, loại nấm sâu bướm này được xếp vào loại thượng dược, sử dụng trong các phương thang ghi chép trong thư tịch y học cổ truyền của Tây Tạng và Trung Quốc, có công năng dưỡng phế, bổ thận, ích tinh. Với sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, Đông trùng Hạ thảo đã được nghiên cứu và nuôi cấy thành công, đảm bảo giữ nguyên hàm lượng dược tính có trong nó. Vào năm 2015, nhóm nghiên cứu của TS. Đinh Minh Hiệp và cộng sự đã công bố nuôi cấy thành công chủng nấm Đông trùng Hạ thảo Cordyceps sinensis có nguồn gốc Tây Tạng quý giá giúp nhiều người có thể tiếp cận loại dược liệu vàng này, mở ra phương pháp chăm sóc bản thân bằng việc sử dụng các sản phẩm bổ trợ có nguồn gốc thiên nhiên.
Đông trùng Hạ thảo là gì?
Đông trùng Hạ thảo là một loại dược liệu quý có bản chất là dạng ký sinh của loài nấm Cordyceps sinensis thuộc nhóm nấm Ascomycetes trên cơ thể ấu trùng của loài bướm đêm chi Thitarodes. Vào mùa đông, bào tử nấm bắt đầu ký sinh vào ấu trùng bướm đêm và sử dụng nguồn dinh dưỡng của chúng cho tới lúc chết. Khi hè đến, tiết trời ấm áp, nấm bắt đầu phát triển, mọc ra từ đầu con sâu như một ngọn cỏ và vươn lên khỏi mặt đất. Đông trùng Hạ thảo chỉ được phát hiện vào mùa hè ở một số cao nguyên xung quanh dãy Himalaya có độ cao từ 3.500 – 5.000m so với mực nước biển như Tây Tạng, Bhutan, Nepal,…
Tại Việt Nam, Đông trùng Hạ thảo đã được công bố nuôi cấy tại Việt Nam vào năm 2015, là kết quả nghiên cứu bền bỉ của nhóm tác giả TS. Đinh Minh Hiệp, TS Trương Bình Nguyên và PGS.TS Lê Huyền Ái Thúy, đánh dấu Việt Nam trở thành quốc gia thứ 5 trên thế giới nuôi trồng thành công chủng nấm này sau Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Công dụng mà Đông trùng Hạ thảo mang lại được công bố như: Tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, Bảo vệ tim mạch, bổ phổi, bảo vệ gan thận, tăng cường sinh lý, kháng khối u, kháng viêm, …
Phân loại Đông trùng Hạ thảo
Hiện nay, nấm ký sinh côn trùng (nấm trùng thảo) có khoảng hơn 500 loài được phát hiện, một số loài đã được thương mại phổ biến tại thị trường Việt Nam như: Cordyceps sinensis, Cordyceps militaris, Cordyceps takaomontana (Isaria tenuipes), Cordyceps cicadae,…
Nhộng trùng thảo Cordyceps militaris là một dạng ký sinh của loài nấm Cordyceps militaris trên cơ thể ấu trùng của nhiều loại sâu bướm, được tìm thấy ở độ cao từ 0 – 2.000m so với mực nước biển và phân bố ở khắp mọi nơi trên thế giới. Việc nuôi cấy nhân tạo chủng nấm này cũng trở nên phổ biến tại Việt Nam, có vai trò hỗ trợ cho giấc ngủ ngon, kháng khối u, kháng viêm, giảm mệt mỏi,…
Bông tuyết trùng thảo Cordyceps takaomontana là dạng nấm ký sinh của loài nấm Cordyceps takaomontana trên ấu trùng của bộ cánh vảy Lepidoptera và còn có tên gọi khác là Isaria tenuipes, được tìm thấy ở rất nhiều quốc gia trên thế giới và phân phối rộng rãi tại Việt Nam. Bông tuyết trùng thảo cũng được nuôi cấy nhân tạo rất phổ biến với vai trò hỗ trợ cải thiện các bệnh viêm phế quản, phổi, thận và ức chế tế bào lạ,…
Hoa vân nam Cordyceps cicadae là một loại nấm ký sinh hoàn toàn trên nhộng ve sầu hay ấu trùng của các loài Cicada flammate, Platypleura và Patylomia pieli. Cordyceps cicadae phân bố chủ yếu ở vùng châu Á, đặc biệt ở Trung Quốc và đang được nuôi trồng phổ biến ngay tại nước ta. Hoa vân nam được sử dụng làm thực phẩm và hỗ trợ giảm căng thẳng, hồi hộp, sốt rét và đái tháo đường,…
Tuy nhiên, trên thị trường vẫn luôn có tình trạng “gọi tên quy chụp”. Nhiều loại nấm thuộc họ nấm ký sinh côn trùng đều được gọi tên là Đông trùng Hạ thảo. Như vậy, người tiêu dùng sẽ rất khó nhận biết được đâu là sản phẩm mà mình đang cần.
Công dụng của Đông trùng Hạ thảo với sức khỏe qua lăng kính y học
Đông y và Tây y có những phương pháp xử lý khác biệt nhưng điểm chung của cả 2 phương pháp là đều thấy được tiềm năng dược lý có trong Đông trùng Hạ thảo, áp dụng vào thực tiễn hỗ trợ nâng cao sức khỏe mang lại hiệu quả tích cực.
Theo Đông y: Nấm Đông trùng Hạ thảo được coi là một dược liệu truyền thống của Trung Quốc và hỗ trợ đẩy lùi nhiều bệnh nan y. Đông trùng Hạ thảo hỗ trợ đẩy lùi các chứng rối loạn lipid máu, viêm phế quản mạn, hen phế quản, viêm thận mạn tính, suy thận, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp, viêm mũi dị ứng, viêm gan B mạn tính và thiểu năng sinh dục. Tại Viện nghiên cứu nội tiết Thượng Hải (Trung Quốc), nấm Đông trùng Hạ thảo đã được dùng để hỗ trợ cải thiện liệt dương có hiệu quả tốt.
Theo Tây y: Các hoạt chất dược liệu của loại nấm Cordyceps sinensis ứng dụng trong hỗ trợ đẩy lùi ̣bệnh và nâng cao sức khỏe con người, có thể kể đến như polysccharide, adenosine, beta-glucan, acid cordycepic, … có vai trò trong ức chế khối u, kháng viêm, chống lại quá trình oxy hóa, tăng cường miễn dịch, …
1.Tính chất, đặc điểm của đông trùng hạ thảo:
Loài nấm nhỏ có thân hình trụ, mảnh, dài 3 - 6cm, có thể đến 10 - 11cm, đặc khi còn non, sau trở nên rỗng giữa. Phần dưới thân nấm to, thuôn dần về phía ngọn, kết thúc bằng một phần rộng loe thành hình thoi, đầu nhọn, có đường kính 2,5 6mm; - phần này có vỏ ngoài sần sùi, lấm tấm những hạt nhỏ mà khi soi kính hiển vi đó là tử nang xác (bộ phận sinh sản).
Tử nang xác hình trứng hay hơi tròn, trong chứa các nang hình sợi có cuống ngắn. Trong nang, có nhiều bào tử ngăn vách riêng biệt.
Bộ phận dùng làm thuốc: Toàn bộ phần nấm và xác sâu, cần nhẹ tay đào bới để lấy được đầy đủ xác sâu trong đất. Đem về, rửa sạch, phơi cho se, phun rượu, rồi phơi khô hẳn, dược liệu thường được buộc lại thành từng bó nhỏ.
Phần xác sâu trong vị thuốc dài 2,5 - 3cm, đường kính 3 - 5mm, màu vàng nâu hoặc xám nâu.
Ở Việt Nam, đông trùng hạ thảo được thay thế bằng một loại sâu khác, sống trong thân cây chít hay cây đót, cây le. Sâu dài 3,5cm, màu vàng nhạt, được tẩm mật rồi sao vàng, sấy khô.
2. Công dụng của đông trùng hạ thảo
Đông trùng hạ thảo chứa protid, chất béo, một acid đặc biệt là acid cordicepic. Các acid amin chủ yếu là arginin, alanin, histidin, prolin, acid glutamic. Theo tài liệu nước ngoài, đông trùng hạ thảo có tác dụng làm tăng lượng huyết cho tim, làm giãn khí quản, ức chế đối với một số vi khuẩn.
Theo các sách thuốc cổ, đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ dưỡng, hóa đờm, chống viêm, cầm máu, chữa suy nhược thần kinh, đau lưng, ho có đờm, chân tay nhức mỏi, liệt dương, ho ra máu...
Liều dùng hàng ngày: 6 - 10g, dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác hoặc pha như trà kết hợp với táo đỏ, kỷ tử, hồng sâm... hoặc rượu ngâm, chế biến thành món ăn,...
Đối với đông trùng hạ thảo Việt Nam, người ta thường dùng dạng thức ăn - vị thuốc như xào nấu với trứng để ăn cho bổ.
3. Bài thuốc chữa viêm khí quản mạn tính, ho nhiều
Đông trùng hạ thảo 10g, tang bạch bì 8g, khoản đông hoa 6g, cam thảo 3g, tiểu hồi hương 2g.
Tất cả phơi khô, sắc với 400ml nước còn 100m, uống làm hai lần trong ngày.