Thông Tin Chi Tiết
THUỐC CHỮA
VIÊM LOÉT DẠ DÀY - HÀNH TÁ TRÀNG
Giá bán: 400.000 đ / Gói
Thuốc dạng túi lọc Gói (20 túi lọc x 30g )
=> Triệu chứng: Đau vùng thượng vị từng cơn, đau lan ra hai mạn sườn, xuyên ra sau lưng, ăn vào càng đau thêm, bụng đầy trướng, kém ăn, mệt mỏi, ấn thấy đau (cự án), ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng mỏng, mạch tế huyền .
T
=>Thành phần: Chè dây, lá khôi tía , bồ công anh, Dạ cẩm, Bạch Truật, Khổ sâm, Cam thảo, Khương hoàng và nhiều vị thuốc quý khác.
=> Công dụng: hòa can lý khí (sơ can giải uất, sơ can hòa vị)
=> Điều trị: Viêm loét dạ dày - hành tá tràng - nhiễm vi khuẩn HP
Viêm loét dạ dày - tá tràng là tình trạng tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Đây là bệnh rất hay gặp, nếu được phát hiện sớm có thể chữa trị được hoàn toàn. Tuy nhiên, khi bệnh sang giai đoạn mạn tính, điều trị sẽ khó khăn và dễ gây các biến chứng.
Y học cổ truyền xếp viêm loét dạ dày - tá tràng thuộc phạm vi chứng “vị quản thống”.
Nguyên nhân do các yếu tố tinh thần như: lo lắng, suy nghĩ, tức giận quá độ và kéo dài ảnh hưởng đến chức năng của tạng tỳ, vị dẫn đến khí trệ, huyết ứ, đau bụng, đầy bụng, chậm tiêu, buồn nôn và nôn. Tức giận nhiều ảnh hưởng đến tạng can, làm can khí uất kết mất khả năng sơ tiết, gây rối loạn khí cơ thăng thanh giáng trọc của tỳ vị. Ngoài ra, còn do ngoại cảm hàn tà xâm nhập hoặc do ăn uống không điều độ: ăn quá no hoặc quá đói, ăn quá nhiều đồ béo ngọt, cay nóng, chua... ảnh hưởng đến chức năng của tỳ vị, làm khí cơ bị trở trệ dẫn đến đau.
Viêm loét dạ dày - tá tràng do can khí uất kết hay gặp vào lúc chuyển mùa (thu - đông hay đông - xuân). Người bệnh có triệu chứng đau vùng thượng vị từng cơn, đau lan ra 2 mạn sườn, xuyên ra sau lưng, ăn vào càng đau thêm, bụng đầy trướng, ấn thấy đau (cự án), ợ hơi, ợ chua, chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng mỏng, mạch tế huyền. Thể trạng này gọi là thể can khí phạm vị hay can vị bất hòa, can khắc tỳ, can mộc khắc tỳ thổ...
Phương pháp chữa: hòa can lý khí (sơ can giải uất, sơ can hòa vị)
Thành phần của bài thuốc trị viêm loét dạ dày - tá tràng: Chè dây, lá khôi, dạ cẩm, bồ công anh, nghệ, khổ sâm, bạch truật, cam thảo và nhiều dược liệu quý khác.
Nghệ: Có tác dụng giảm loét, giảm đau, giảm lượng tiết và độ acid dịch vị, tăng lượng chất nhày trong dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Bạch truật: Có tác dụng giảm loét, giảm đau, giảm tiết dịch vị và chống viêm. Ngoài ra còn là thuốc trợ giúp tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng.
Dạ cẩm: Có tác dụng giảm đau, giảm độ acid dịch vị, bớt ợ chua, làm vết loét se lại.
Vân mộc hương: Có tác dụng giảm loét, chống co thắt cơ trơn, giảm đau, chống viêm.
Cam thảo: Có tác dụng giảm loét, giảm co thắt cơ trơn, giảm độ acid dịch vị.
Khổ sâm: Trị đau dạ dày, đau bụng, khó tiêu.
Lưu ý: Người bệnh viêm dạ dày cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tránh ăn những thức ăn khó tiêu: Thức ăn giàu đạm và béo cần thời gian tiêu hóa lâu hơn các thức ăn khác. Khi ăn cần ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn nhanh, nhai dối, tránh vừa ăn vừa tập trung vào việc khác như đọc sách báo trong khi ăn... Ăn chậm, nhai kỹ giúp cho thức ăn trở nên đồng nhất đi vào dạ dày dễ tiêu hóa hơn.
- Tránh các chất kích thích làm tăng tiết dịch vị: Tránh uống rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc. Hạn chế ăn nhiều gia vị chua, cay, nóng, chanh, ớt, gừng, nước xốt, chiên xào.
- Cẩn thận với các thức ăn gây ma sát làm tổn thương niêm mạc như tôm cua, cổ cánh, chân gà, vịt, cá rán...
- Tránh ăn quá nóng, quá lạnh, ăn quá no, quá đặc, quá loãng: Thức ăn nóng quá làm niêm mạc dạ dày xung huyết, lạnh quá hoặc đói quá làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau. Khi ăn quá nhiều, dạ dày giãn nở và co bóp kém gây cản trở quá trình nhào trộn thức ăn. Nếu ăn đặc quá thì dịch vị rất khó thấm vào giữa khối thức ăn. Ngược lại, nếu ăn nhiều chất lỏng và nước, dịch vị sẽ bị loãng, giảm khả năng tiêu hóa.
TAGS: Đau dạ dày, Viêm loét dạ dày - hành tá tràng, vi khuẩn HP