Thông Tin Chi Tiết
THUỐC NAM TRỊ HO KHAN
( PHẾ TÁO)
Triệu chứng: Ho khan, ho ít đàm, đàm dính khó khạc, miệng mũi khô…
Thuốc trị ho khan:
Đối với chứng ho khan giới thiệu ở đây thì phương pháp chữa phải làm sao cho Phế được tư nhuận, thông suốt, hết khô táo. Ngoài ra bệnh lâu ngày thường kèm theo Phế khí hư, người mệt mỏi, sợ gió… thì cũng phải bồi bổ thêm khí để cho Phế được khỏe mạnh từ đó sẽ chóng khỏi bệnh.
Phương pháp chữa: Thanh táo nhuận phế, bổ khí, chỉ khái
Thành phần: Nhân sâm , hoàng kỳ, cam thảo, mạch môn, sa sâm, hạnh nhân, agiao, tang diệp, tỳ bà diệp, bối mẫu... và nhiều vị thuốc quý khác.
Theo Đông y, Phế là một trong năm tạng, có đặc điểm là tàng tinh khí mà không tả. Phế chủ hô hấp, chủ khí, có tác dụng thông điều thủy đạo, khai khiếu ra mũi và bên ngoài hợp với bì mao (da lông). Ngoài ra Phế có đặc tính ưa thanh nhuận mà ghét táo nhiệt.
Dưới tác động của ngoại tà như phong, hàn, thử (nóng nực), thấp (ẩm ướt), táo (khô ráo), hỏa (nhiệt) hoặc nội thương mà gây ra các bệnh khác nhau.
Danh y Hải Thượng Lãn Ông cũng có nói về sự liên hệ tình chí với tạng Phế như sau: Cáu giận hại Can/ Vui mừng hại Tâm/ Buồn lo hại Phế/ Kinh sợ hại Thận/ Suy nghĩ hại Tỳ.
Như vậy, nguyên nhân gây ho khan là do Phế táo. Việc bị ốm lâu ngày và phổi bị tổn thương, làm cho tân dịch của Phế bị hao suy.
Phế mất đi sự tư nhuận, dẫn đến các triệu chứng như ho khan, ho ít đàm, đàm dính khó khạc, miệng mũi khô…
Ho khan khác với ho có đờm, cách chữa cũng khác nhau. Uống thuốc nhầm không những không khỏi mà còn bệnh nặng thêm, do đó người bệnh nên tham vấn ý kiến của thầy thuốc trước khi điều trị cho mình.
Kiêng kỵ: do phế táo mà dây bệnh ho khan nên để nhanh khỏi bệnh thì người bệnh nên kiêng các chất cay nóng như ớt, tiêu, rượu, gừng, quế...