Xông hơi thảo mộc là một phương pháp dân gian thường dùng, đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả với các chứng bệnh do phong hàn. Xông hơi nóng thảo mộc có tác dụng khu phong tán hàn đuổi tà khí ra khỏi kinh lạc, bì phu mà khỏi bệnh. Xông hơi có tác dụng làm ra mồ hôi, giải cảm cúm, sát khuẩn, khử uế, trị nghẹt mũi, sổ mũi, nhức đầu, đau nhức cơ thể ...
Lá xông: Kinh giới, bạc hà, tía tô, hương nhu, vỏ bưởi, cúc tần, ngải cứu, lá quế, sả... ( dạng khô)
Xông hơithảo mộc là một phương pháp dân gian thường dùng, đơn giản, dễ thực hiện, có hiệu quả với các chứng bệnh do phong hàn. Xông hơi nóng thảo mộc có tác dụng khu phong tán hàn đuổi tà khí ra khỏi kinh lạc, bì phu mà khỏi bệnh. Xông hơi có tác dụng làm ra mồ hôi, giải cảm cúm, sát khuẩn, khử uế, trị nghẹt mũi, sổ mũi, nhức đầu, đau nhức cơ thể...
Cách dùng xông thảo mộc: Lấy 200g-300g lá xông, rửa sạch, cho vào nồi lớn, thêm nước đủ dùng, đun lửa lớn cho sôi 5- 10 phút thì nhắc ra.
Có 2 cách xông:
A .Xông vùng mặt:
1.Những ai nên xông hơi bằng thuốc YHCT và ai không nên?
=> Chỉ định: người bị cảm cúm, nghẹt mũi, sổ mũi, đau nhức cơ thể, các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ đến trung bình của bệnh COVID-19.
=> Chống chỉ định: Những bệnh nhân có triệu chứng nặng thường kèm theo khó thở và cần thở máy hoặc thở oxy nên không thể thực hiện xông hơi.
Thận trọng: Trẻ em, người già yếu, có bệnh mạn tính, suy nhược cơ thể…
2. Kỹ thuật xông hơi mũi họng bằng thuốc YHCT
Nguyên liệu: Hoắc hương, sả, chanh, bạc hà, húng quế, gừng, tỏi, lá bưởi, kinh giới, tía tô, tràm gió… hoặc có thể sử dụng tinh dầu của các dược liệu trên.
3.Liều dùng, cách dùng: Có thể dùng một loại dược liệu hoặc phối hợp nhiều loại dược liệu, mỗi loại 200g - 400g. Xông hơi bằng máy xông hoặc có thể đơn giản đun thuốc sôi và hít vào hơi thuốc.
4.Tư thế bệnh nhân: Ngồi, đầu và cổ che bằng khăn hoặc vải dày để hơi nước trực tiếp đi vào lỗ mũi. Hơi nước không được thoát ra khỏi vải hoặc khăn. Chỉ nên xông hơi tại chỗ vùng mũi họng, không xông toàn thân để tránh mất nước, điện giải, đặc biệt khi bệnh nhân sốt cao.
5. Thời gian: Mỗi lần xông khoảng 10 phút. Liệu trình xông 1 – 2 lần/ngày. Sau khi xông cần lau khô, giữ ấm và tránh gió. Lưu ý, trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng hay bất cứ dấu hiệu bất thường nào, cần ngừng ngay. Trẻ em, người già yếu, có bệnh mạn tính, suy nhược cơ thể... khi xông cần phải có người hỗ trợ ngồi phía sau giữ vai tránh ngã
Sau xông, lấy khăn lau khô, uống 1 cốc trà gừng, hoặc ăn thêm bát cháo hành tía tô để tăng tác dụng giải cảm.
B. Xông toàn thân:Chọn nơi thật kín gió, cởi quần áo, trùm chăn kín đầu, từ từ mở nồi nước lá để cơ thể thích nghi, xông trong 5 - 10 phút. Sau đó mở chăn chút một cho cơ thể thích nghi, tiếp đó lấy nước xông đã nguội tắm nhanh rồi lau khô, mặc quần áo, đắp chăn nằm nghỉ.
Ngày xông 1 lần. Sau xông, tắm lấy khăn lau khô, mặc quần áo ấm, có thể uống 1 cốc trà gừng, hoặc ăn thêm bát cháo hành tía tô để tăng tác dụng giải cảm.
Chú ý:
- Không nên xông nhiều quá làm khí thăng tán gây đau đầu.
- Người cao huyết áp cao, tim mạch, người già yếu không nên xông nhiều.
- Nhớ đậy vung kín khi đun và khi xông mở vung phù hợp.
Đây là một món ăn “nổi tiếng” của Việt Nam trong chuyện tình Thị Nở- Chí Phèo. Trong món này, hành (thông bạch) có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí, tía tô (tử tô) cũng có tác dụng tán hàn giải cảm, chữa ho, long đờm. Gạo tẻ có tác dụng bổ trung, ích khí kiện tỳ.
Ba vị phối với nhau vừa có tác dụng khu phong tán hàn, giải cảm, lại ích khí bổ trung kiện tỳ giúp người bệnh nhanh khỏi bệnh mà không bị mệt. Ngoài ra có thể thêm một chút gừng tươi vào bát cháo làm tăng hiệu quả tán hàn.
Đây là một thức uống rất tốt cho những người bị cảm lạnh dặc biệt sau đi mưa. Một chút gừng tươi thái lát hãm với nước nóng và chút đường đỏ là chúng ta đã có một cốc trà gừng đường đỏ có công hiệu tán hàn giải biểu lại ôn trung. Nếu hàn nhiều, chúng ta có thể cho một chút rượu trắng vào để tăng tác dụng tán hàn, hoạt huyết.
• Nước mùi - hành - gừng: Nguyên liệu gồm 10 gam hành tươi, 15 gam rau mùi tươi, 15 gam gừng tươi. Cả ba thứ thái thỏ, đun sôi 5 phút sau đó chắt lấy nước, uống khi ấm, nóng. Có thể thêm chút đường đỏ cho dễ uống. Tác dụng: giải biểu tán hàn.