Thông Tin Chi Tiết
Giá: 160,000đ/1kg khô ( đóng gói 500gr)
Cây bạc hà
Tên khác: bạc hà
Vị thuốc Bạc hà còn gọi Anh sinh, Bạt đài, Băng hầu úy, Đông đô, Kê tô, Thạch bạc hà (Hòa Hán Dược Khảo), Kim tiền bạc hà (Bản Thảo Cương Mục), Liên tiền thảo (Thiên Thật Đan Phương), Miêu nhi bạc hà (Ly Sàm Nham Bản Thảo), Nam bạc hà (Bản Thảo Diễn Nghĩa), Phiên hà, Phiên hà thái, Ngô bạc khá (Thiên Kim Phương - Thực Trị), Tẩu hà (Bản Thảo Mông Thuyên), Thăng dương thái (Trấn Nam Bản Thảo), Bạc hà diệp, Bạc hà não, Bạc hà ngạnh, Bạc hà than, Nam bạc hà, Sao bạc hà, Tô bạc hà (Đông Dược Học Thiết Yếu), Bạc thiệt (Lữ Thầm Tự Lâm), Dịch tức hoa (Thực Vật Danh Nghĩa),
Tên khoa học: bạc hà Mentha Arvensis Lin. Họ Hoa Môi (Lamiaceae).
Mô tả: Cây thảo, sống lâu năm. Thân mềm, hình vuông. Loại thân ngầm mang rễ mọc bò lan, loại thân đứng mang lá, cao 30-40cm, có khi hơn, mầu xanh lục hoặc tím tía. Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc hình trứng. Cuống ngắn. Mép lá khía răng đều. Hoa nhỏ, mầu trắng, hồng hoặc tím hồng, mọc tụ tập ở kẽ lá thành những vòng nhiều hoa. Lá bắc nhỏ, hình dùi. Đài hình chuông có 5 răng đều nhau. Tràng có ống ngắn. Phiến tràng chia làm 4 phần gần bằng nhau, có 1 vòng lông ở phía trong. 4 nhụy bằng nhau, chi nhụy nhẵn. Quả bế có 4 hạt. Các bộ phận trên mặt đất có lông gồm lông che chở và lông bài tiết tinh dầu.
Mùa hoa quả vào tháng 7 - 10.
Phân biệt:
Bạc hà có rất nhiều loại, thường trong điều trị có hai loại;
(1) Bạc hà Việt Nam hay Bạc hà nam như vừa mô tả ở trên.
(2) Bạc hà Âu châu hay Bạc hà cay (Mentha piperita L) đó là cây thảo sống lâu năm, thân vuông ít hoặc không có lông. Lá mọc đối, hình bầu dục nhọn, mép khía răng, cụm hoa mọc thành bóng dầy đặc ở ngọn cành.
Phân bố: Mọc hoang và được trồng khắp nơi trong nước ta.
Thu hái và sơ chế: Thu hái vào khoảng tháng 5, 8, 11 thu hoạch lúc cây mới ra hoa, rửa sạch dùng tươi hoặc phơi trong râm cho khô.
Phần dùng làm thuốc: Dùng toàn bộ phận ở trên mặt đất.
Mô tả dược liệu: Thân khô màu vàng nâu hoặc tím nâu, hình vuông có nếp nhăn dọc, chất cứng rễ gãy có đốt mắt rõ ràng, lá mọc đối màu vàng nâu hoặc màu xanh lục nâu, teo nhăn rất khó nhìn ra nguyên hình, có mùi thơm mãnh liệt, tính chạy suốt, không dùng lá úa có sâu.
Tính vị: Vị cay, thơm, tính mát
- Quy kinh: Vào kinh Phế, Can
- Dược năng: Tán phong nhiệt, hành can khí
- Liều dùng: 2 - 6g
- Chủ trị: Chữa cảm mạo phong nhiệt, có sốt, nhức đầu, ngạt mũi, không ra mồ hôi. Có tác dụng kích thích tiêu hóa, chữa kém ăn, ăn uống khó tiêu.
- Uống trong: 4-8g dưới dạng thuốc hãm.
- Gĩa ép lấy nước hoặc sắc lấy nước bôi.
- Tinh dầu và Menthol, mỗi lần 0,02 - 0,20ml, một ngày 0,06 - 0,6ml.
Kiêng kỵ
- Người mới bị ngứa, không dùng. Bị đổ mồ hôi do hư không dùng (Dược Tính Luận).
- Uống nhiều hoặc uống lau ngày sẽ bị lạnh người; âm hư gây ra sốt, ho, tự ra mồ hôi: không dùng (Bản Thảo Phùng Nguyên).
- Bạc hà vị cay, thơm, phá khí, vì vậy, uống lâu ngày sẽ làm tổn Phế, thương Tâm, bị hư yếu (Bản Thảo Tùng Tân).
- Uống nhiều thì tổn Tâm, Can. Dùng lâu, dùng nhiều thì tiết hết Tâm khí, hao âm, tổn dương. Bệnh mới khỏi: kiêng dùng vì sợ bằng ra mồ hôi gây vong dương. Chứng nội thương, biểu hư, âm hư đều cấm dùng. Bệnh nặng mới khỏi mà ăn vào thì ra mồ hôi không dứt: kiêng dùng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
- Người gầy yếu, suy nhược toàn thân, táo bón, huyết áp cao, trẻ em dưới 1 tuổi: không nên dùng (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Đơn thuốc kinh nghiệm:
- Trị mắt toét: Bạc hà, ngâm với nước Gừng 1 đêm, sấy khô, tán bột. Mỗi lần dùng 4g, hòa với nước đã đun sôi, rửa mắt ((Minh Mục Kinh Nghiệm Phương).
- Thanh phần trên, hóa đờm, lợi hầu, cách, trị phong nhiệt: Bạc hà, tán bột, trộn mật làm hoàn, to như hạt súng (Khiếm thực), mỗi lần ngậm 1 hoàn (Giản Tiện Đơn Phương).
- Trị lao hạch hoặc nhọt độc gây đau, nhọt vỡ mủ: Bạc hà 1 nắm to (20-30g), Tạo giáp 10 trái, (dài 1 xích 2 thốn), bỏ vỏ đen, tẩm dấm, nướng cho vàng, tán bột. Lấy 200ml rượu ngâm 3 đêm, phơi khô, lại tẩm 3 đêm, sấy khô, tán bột làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng, mỗi lần uống 20 viên trước bữa ăn, trẻ nhỏ giảm nửa liều (Bạc Hà Hoàn - Thánh Huệ Phương).
- Trị lở ngứa do phong khí: Bạc hà, Thuyền thoái. Lượng bằng nhau, mỗi lần dùng 4g với rượu ấm (Vĩnh Loại Kiềm Phương).
- Trị lỵ ra máu: Bạc hà, sắc uống (Phổ Tế Phương).
- Trị chảy máu cam không cầm: Bạc hà tươi, vắt lấy nước cốt, hoặc Bạc hà khô, lấy nước chưng lên, thấm vào vải (bông), nhét vào mũi (Bản Sự Phương).
- Trị ong chích: Bạc hà gĩa, đắp lên chỗ tổn thương (Tất Hiệu Phương).
- Trị hỏa độc sinh ra lở loét, hỏa độc khí nhập vào trong làm cho 2 bắp chân lở loét chảy nước: Bạc hà, vắt lấy nước bôi (Y Thuyết).
- Trị tai đau: Bạc hà tươi, ép lấy nước nhỏ vào tai (Mân Trần Bản Thảo).
- Trị cảm giai đoạn đầu kèm phong nhiệt, biểu chứng: Bạc hà 8g, Thuyền thoái (bỏ chân) 12g, Thạch cao 24g, Cam thảo 6g, sắc uống (Thanh Giải Thang - Trung dược học).
- Trị sốt cao, sợ nóng, mồ hôi không ra được, miệng khát, bứt rứt, đêm nằm không yên: Thạch cao (sống) 40g, Bạc hà diệp 20g, Tán bột, mỗi lần uống 2-4g với nước nóng, ngày 3 lần (Thạch Cao Bạc Hà Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách)
- Trị đầu đau, mắt đỏ, họng sưng đau do phong nhiệt: Bạc hà 4g, Cát cánh 8g, Kinh giới 12g, Phòng phong 8g, Cương tằm 12g, Cam thảo 8g, sắc uống (Tổng Phương Lục Vị Thang - Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Trị ban sởi giai đoạn đầu chưa phát, mề đay, phong ngứa: Bạc hà 4g, Ngưu bàng tử 12g, Thuyền thoái 4g, Cam thảo 4g. Sắc uống thì sởi mọc ra (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
- Trị đầu đau, mắt đau do phong nhiệt: Bạc hà 6g, Cúc hoa 10g, Tang diệp 10g. Sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
- Trị răng đau do phong hỏa: Bạc hà lá 10g, Cúc hoa 10g, Bạch chỉ 6g, Hoa tiêu 2g, Tổ ong 10g. Sắc uống (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
- Trị ngứa ngoài da: Bạc hà 30g, Thuyền thoái 30g. Tán bột, mồi lần dùng 4g, uống với nước và rượu (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
- Trị ong chích (đốt): Lá Bạc hà tươi, gĩa nát, bôi (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
- Trị tai đau: Bạc hà tươi, gĩa nát, vắt lấy nước, nhỏ vào tai 3-5 giọt (Trung Quốc Dân Gian Bách Thảo Lương Phương).
Bào chế bạc hà
- Lấy lá Bạc hà khô, tẩm nước, để vào chỗ râm mát, khi lá cây mềm, cắt ngắn từng đoạn, phơi trong râm cho khô để dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
- Rửa qua, để ráo nước, cắt ngắn chừng 2cm, phơi trong râm cho khô (Dược Liệu Việt Nam).
Tác dụng dược lý
- Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Bạc hà có tác dụng ức chế đối với virus ECHO và Salmonella Typhoit (Trung Dược Học)
- Tác dụng trên cơ trơn: Menthol và Menthone có tác dụng ức chế trên ruột thỏ, Menthone có tác dụng mạnh hơn (Trung Dược Học).
- Ức chế đau: Tinh dầu Bạc hà và Menthol bốc hơi nhanh, gây cảm giác mát và tê tại chỗ, dùng trong trường hợp đau dây thần kinh (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
- Sát khuẩn mạnh: dùng trong những trường hợp ngứa của 1 số bệnh ngoài da, bệnh về tai, mũi, họng (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
- Ức chế hô hấp, tuần hoàn: đối với trẻ em ít tuổi, tinh dầu Bạc hà và Menthol bôi vào mũi hoặc cổ họng có thể gây hiện tượng ức chế dẫn tới ngừng thở và tim ngưng đập hoàn toàn. Người ta đã nhận xét thấy 1 số trường hợp chết do nhỏ mũi 1 giọt dầu Menthol 1% hoặc bôi vào niêm mạc mũi loại thuốc mỡ có Menthol. Vì vậy, cần hết sức thận trọng khi dùng tinh dầu Bạc hà hoặc dầu cù là cho trẻ nhỏ ít tuổi, nhất là trẻ mới đẻ (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
- Tác động đến nhiệt độ cơ thể: Bạc hà, tinh dầu Bạc hà hoặc Menthol uống với liều rất nhỏ có thể gây hưng phấn, làm tăng bài tiết của tuyến mồ hôi, làm nhiệt độ cơ thể hạ thấp (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
- Liều lớn có tác dụng kích thích tủy sống, gây tê liệt phản xạ và ngăn cản sự lên men bình thường trong ruột (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
- Bạc hà có tác dụng kháng vi khuẩn trong thí nghiệm In Vitro đối với các chủng vi khuẩn tả Vibrio Choreia Elto, Vibrio Choreia Inaba, Vibrio Choreia Ogawa (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
- Tinh dầu Bạc hà có tác dụng ức chế thần kinh trung ương do tác dụng chủ yếu của Menthol (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
- Tinh dầu Bạc hà làm giảm sự vận động và chống co thắt của ruột non. Các chất Menthol và Menthone ức chế sự vận động của đường tiêu hóa từ ruột xuống, có tác dụng làm gĩan mao mạch (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
Tính vị
- Vị cay, the, tính mát (Trung Dược Học).
- Vị cay the, tính mát, có mùi thơm (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Qui kinh
- Vào kinh Phế, Can (Trung Dược Học).
- Vào kinh Phế, Can (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Tính vị, quy kinh
- Vị cay, tính mát (Y Học Khải Nguyên).
- Vị cay, tính lạnh (Y Lâm Toản Yếu).
- Và kinh thủ thái âm Phế, thủ quyết âm Tâm bào (Thang Dịch Bản Thảo).
- Vào kinh thủ thiếu âm Tâm, thủ thái âm Phế và túc quyết âm Can (Bản Thảo Cương Mục).
- Vào kinh Phế và Tâm bào lạc, Can, Đởm (Bản Thảo Tân Biên).
- Vị cay, tính ấm (Nam Dược Thần Hiệu).
- Vị cay, hơi thơm, tính ấm, không độc, vào kinh Phế, Tâm (Dược Phẩm Vậng Yếu).
- Vị cay tính mát, vào kinh Phế, Can (Trung Dược Đại Từ Điển).
- Vị cay, the, tính mát, có mùi thơm, vào kinh Phế, Can (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
- Vị cay, tính mát, vào kinh Phế, Can (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).
- Vị cay, tính ấm (tuy ấm mà dùng mát), vào kinh Phế, Can (Đông Dược Học Thiết Yếu).
-
Người bệnh cần được thầy thuốc tư vấn để sử dụng thuốc hiệu quả hơn:
Trong đông y không phải một loại thuốc hay một bàì thuốc có thể điều trị được cho nhiều người mắc cùng một bệnh lý mà phải theo biểu hiện của từng người mà sử dụng phép chữa, bài thuốc khác nhau, chính vì vậy mà người bệnh cần chia sẻ những vấn đề của mình cho thầy thuốc nắm rõ bệnh tình để được tư vấn sử dụng đúng thuốc, đúng đơn, đúng liều lượng, đúng liệu trình thì việc điều trị mới có hiệu quả.
Tại sao Đông Y Trường Xuân xứng đáng là địa chỉ tin cậy của người bệnh?
- Công ty cổ đông y Trường Xuân là một đơn vị đông y chuyên nghiệp, gồm một tập thể các thầy thuốc nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y học cổ truyền, luôn nhận thức rõ “ chữa bệnh cứu người” là sứ mệnh thiêng liêng cao cả, luôn làm việc vì niềm tin của người bệnh và lương tâm của người thầy thuốc, luôn đặt sức khỏe và sinh mệnh người bệnh lên hàng đầu.
- Sau 10 năm hoạt động trong lĩnh vực y học cổ truyền, đông y Trường xuân đã điều trị khỏi bệnh cho hàng ngàn người, với nhiều trường hợp bệnh hiểm nghèo ác tính phức tạp, có nhiều trường bệnh nhân đã đi chữa trị ở khắp nơi, vất vả tốn kém mà không khỏi bệnh, nhưng về thảo dược Trường Xuân họ đã được điều trị khỏi bệnh dứt điểm. Chúng tôi cũng giúp đỡ hàng chục ngàn người bệnh trên toàn quốc, tự chăm sóc sức khỏe bản thân và tự chữa khỏi bệnh cho mình bằng y học cổ truyền.
- Đông y Trường Xuân đã tạo dựng được niềm tin vững mạnh của người bệnh trên toàn quốc; Đã được Đài Truyền Hình Việt Nam và Báo Sức Khỏe Cộng Đồng vinh danh " Thương Hiệu Uy Tín Vì Sức Khỏe và trao tặng Cup Vàng " Thươn Hiệu Uy Tín Vì Sức Khỏe Cộng Đồng" tại trường quay S9 Đài Truyền Hình Việt Nam.
- Tại đông y Trường Xuân, luôn có các thầy thuốc đông y nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, sẵn sàng lắng nghe người bệnh chia sẻ những vấn đề đang gặp, để có phương pháp tư vấn người bệnh điều trị đúng phương pháp, sử dụng đúng đơn, đúng thuốc, giúp người bệnh điều trị hiệu quả.
- Đông y Trường Xuân là đơn vị đông y chuyên nghiệp, luôn có đầy đủ các vị thuốc đông y phục vụ khám chữa bệnh và sẵn sàng tư vấn cung cấp theo các đơn thuốc do người bệnh yêu cầu.
- Đông y Trường Xuân xứng đáng là địa chỉ tin cậy của người bệnh, các sản phẩm đông y của chúng tôi được đảm bảo chất lượng tốt nhất và tuyệt đối an toàn cho người sử dụng, được bào chế bởi các thầy thuốc, người có chuyên môn, kinh nghiệp trong lĩnh vực y học cổ truyền, bào chế đúng phương pháp, đúng quy trình, đảm bảo thuốc giữ nguyên được tính, vị và tác dụng.
Một số hình ảnh trong lễ tôn vinh trao tặng "Huy chương vàng Sản phẩm uy tín vì sứ khỏe cộng đồng" tại trường quay S9 đài truyền hình Việt Nam.
Huy chương Vàng " Sản phẩm uy tín vì sức khỏe cộng đồng"
Công ty cổ phần đông y Trường Xuân vinh dự đón nhận "huy chương vàng sản phẩm uy tín vì sức khỏe cộng đồng".
Mua Cây bạc hà khô ở đâu uy tín, đảm bảo chất lượng?
Hiện nay www.thaoduocquy.vn được coi là địa chỉ mua bán Cây bạc hà khô
-
WEBSITE: WWW.THAODUOCQUY.VN
Showroom: Số 36, ngõ 165, Chùa Bộc, Đống Đa, Hà Nội
VPGD: Phòng 310, nhà 7, tập thể đại học thủy lợi, Đống Đa, Hà Nội
(Đi ngõ 95 hoặc ngõ 165 Chùa Bộc Vào)
Hotline: 0243 564 0311
TƯ VẤN SỬ DỤNG SẢN PHẨM HOẶC BỐC THUỐC ĐIỀU TRỊ:
Lương Y Nguyễn Thị Tuyển Mobi/Zalo: 0978 491 908
Lương Y Bùi Mạnh Toàn Mobi/Zalo: 0984 795 198.
Facebook: www.facebook.com/thaythuoc.thaoduocquy.vn
CÁC CHÍNH SÁCH HỒ TRỢ KHI MUA HÀNG TẠI WWW.THAODUOCQUY.VN
1 - Giao hàng trực tiếp trong ngày: