CÂY BÃ THUỐC
Cây bã thuốc, Cay ba thuoc, phukhicothai Kể bệnh, tư vấn, lấy thuốc
Cây bã thuốc-vị thuốc chữa hen, long đờmCòn gọi là sang dinh (Mèo).
Tên khoa học Lobelia pyramidalis Wall.
Thuộc họ Lôbêli Lobeliaceae.
A. Mô tả cây
Cỏ khoẻ, sống dai, cao 1-2m, thân nhẵn, phân nhánh ở ngọn. Lá nhẵn, hình mác, mép có răng cưa nhỏ dài 10-20cm, rộng 1-3cm. Bấm lá có nhựa mủ. Hoa trắng, rất nhẵn và rất nhiều mọc thành chùm ở đầu thân và đầu cành. Quả hình cầu, đường kính 7-10mm. Rất nhiều hạt nhỏ màu vàng nhạ, hình trứng dẹt. Mùa hoa quả, tháng 5-7.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang dại ở những vùng cao lạnh miền Bắc nước ta như Sapa, Mù Căng Chải (Lào Cai). Còn thấy mọc ở Trung Quốc, Lào.
Người ta thường dùng mủ tươi của là hoặc thu hái lá tươi vào mùa hạ hay mùa thu.
C. Thành phần hoá học
Toàn cây và lá chứa lobelin, một ancaloit có công thức C22H27O2N-cis diphenyl 8,10 lobelinonol:
Với liều nhỏ lobenlin kích thích hệ thần kinh trung ương và tác động trên hàng vào trung tâm hô hấp.
Với liều điều trị, lobelin tăng tần số và biên độ vận động hô hấp. Nó còn có tác dụng tăng huyết áp do giải phóng adrenalin.
D. Công dụng và liều dùng
Cây có chất độc. Dùng phải hết sức cẩn thận.
Trong nhân dân, người ta dùng lá giã nát hay bấm lá tươi lấy nhựa bôi lên những nhọt mủ, những nơi áp xe, sưng tấy. Ngày 2 đến 3 lần.
Có thể dùng làm nguyên liệu chiết lobelin dùng chữa hen và long đờm. Lobelin là một chất được dùng trong cấp cứu đối với những trường hợp khó thở và ngừng thở của trẻ em mới đẻ, giải độc đối với ngộ độc đường hô hấp (nhưng lại phản chỉ định trong trường hợp ngạt thở do ngộ độc clorofoc). Tại nhiều nước người ta dùng thay thế cây labeli (Lobelia ìnlanta) làm thuốc chữa hen và long đờm hoặc dùng riêng hoặc phối hợp với cà độc dược và ephedrin. Bột khô với liều dùng 0,05 đến 3g.