Tên thông thường: Mai rùa
Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Mai loài rùa nước ngọt có thể lấy quanh năm, sau đó được làm sạch và phơi khô.
Tính vị: Ngọt, mặn và lạnh
Quy kinh: Can, thận và tâm
Công năng: 1. Dưỡng âm tiềm dương; 2. Bổ thận mạnh xương.
Chỉ định và phối hợp:
-Can dương vượng do can thận âm hư biểu hiện mệt mỏi, cảm giác căng đau ở đầu và nhìn mờ. Quy bản phối hợp với Bạch thược, Ngưu tất, Thạch quyết minh và Câu đằng.
-Gân cốt kém được nuôi dưỡng do âm bị hao tổn bởi bệnh có sốt biểu hiện chuột rút và co giật bàn tay bàn chân. Quy bản phối hợp với A giao, Thục địa hoàng và Mẫu lệ.
-Can thận âm hư biểu hiện Đau lưng mỏi gối và yếu gân cốt. Quy bản phối hợp với Ngưu tất, Long cốt và Thục địa hoàng.
-Âm hư hỏa vượng biểu hiện sốt về chiều (chiều nhiệt), ho ra máu (khái huyết), ra mồ hôi trộm (đạo hãn) và di mộng tinh. Quy bản phối hợp với Thục địa hoàng trong bài Ðại bổ âm hoàn.
-Rối loạn thần trí do âm huyết hư biểu hiện Mất ngủ, hay quên, hồi hộp và hoảng hốt. Quy bản phối hợp với Long cốt, Thạch xương bồ, Viễn chí.
-Âm hư huyết nhiệt biểu hiện kinh nguyệt ra nhiều và đái máu. Quy bản phối hợp với Thục địa hoàng và Mặc hạn liên.
Liều lượng: 10-30g. (Thuốc được sắc đầu tiên, sau đó thêm các vị khác vào để sắc.)
Thận trọng và chống chỉ định: Thận trọng dùng khi có thai.