CỦ KHỈ
Mô tả:
Cây gỗ nhỏ, thường mọc thành bụi, cao 2 - 4 m. Ngọn cành và cuống lá non màu đỏ tím. Lá mọc so le, kép lông chim, dài 10 - 25cm, có 3 - 9 lá chét. Lá chét hình mũi mác, dài 3,5 - 7,5cm, rộng 1,5 - 3,5cm, đầu lá thuôn hẹp tạo thành mũi nhọn, cuống lá chét dài 3 - 5mm. Mặt trên lá bóng soi tấy rõ nhều túi tết tinh dầu. Mép lá nguyên, có nhiếu túi tết nằm sát mép lá trông như có răng cưa nhỏ. Cụm hoa là một chùm xim ở đầu cành, mang nhiều hoa nhỏ trắng. Hoa mẫu 4. Cánh hoa dài 4 - 6mm, rộng 1,5mm. 8 nhị: 4 nhị ngoài dài 5mm, 4 nhị trong dài 4mm. Bộ nhụy dài khoảng 3mm sần sùi. Quả hình cầu hay bầu dục, đường kính 7 - 9mm, vỏ quả có nhiều túi tiết tinh dầu, khi chín màu đỏ. Có 1 - 2 hạt.
củ khỉ
Sinh học:
Mùa hoa tháng 3 - 4, mùa quả chín tháng 9 - 10. Cây tái sinh bằng hạt và vô tính.
Nơi sống và sinh thái:
Cây mọc hoang ở vùng núi đá vôi, ở độ cao khoảng 100 m. Cây ưa sáng, chịu hạn.
Phân bố:
Việt Nam: Quảng Ninh, Hải Phòng (Cát Hải: đảo Cát Bà), Ninh Bình (Tam Điệp), Thanh Hóa (Hà Trung, Vĩnh Lộc, Đông Sơn, Nông Cuống, Nga Sơn, Quảng Xương).
Thế giới: Trung Quốc.
Giá trị:
Cây thuộc chữa Cảm cúm, đau nhức, rễ chữa tê thấp. Trong cành lá tươi có 1,4 - 1,6 % tinh dầu. Lá khô có 5 % quả khô tinh dầu. Tinh dầu dùng để chế thuốc.
Tình trạng:
Mức độ bị đe dọa: Bậc T. Do bị khai thác nhiều để cất tinh dầu nên số lượng cá thể giảm sút nhanh và bị cạn liệt.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Khoanh vùng bảo vệ tư nhiên và đặt vườn đề trồng trọt để có nguyên liệu khai thác hàng năm.
Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam - trang 195.