Hotline: 0978.491.908      Email: dongytruongxuanduong@gmail.com     

Trang chủ > >

Vi Thảo

Vi Thảo

Bạch Vị

Tên khoa học:

Cynanchum atratum bunge.Họ Asclepiadacea.

Mô tả:


Loại cỏ đa niên cao 30-70cm, toàn cây chứa chất mủ trắng, mọc hình hoa thị nhiều rễ sâu, Thân đứng thẳng thường không phân nhánh, có bao phủ lông nhưng mềm màu trắng tro. Lá mọc đối có khi mọc cách, cuống ngắn hình trứng rộng, dài 3-11cm, rộng 2-6cm, Mép lá nguyên hay lượn sóng nhẵn, hai mặt phủ lông mềm nhỏ. Mọc hình hoa thì ở nách lá vùng thân trên mài đen tím. Quả dại dài 4-6 cm, nhiều chủng tử.Rễ nhỏ (vi )  mà màu trắng nên gọi là Bạch vi.

Phân biệt:


Ngoài ra còn dùng cây Cynanchum versicolor Bunge làm cây Bạch vi.

Thu hái sơ chế:

Khoảng tháng 3-8, chọn rễ phơi trong râm cho khô .

Mô tả dược liệu:


Dùng thân rễ và rễ (Dùng rễ là chính). Thân rễ khô hình viên trụ, hơi cong, thô nhỏ không đều, hướng mặt lên phủ khít đốt lồi là vết thân, mặt ngoài màu cam vàng hoặc vàng nâu, mặt ngoài thô, chót đỉnh thường có vết tàn của thân, phần tủy lõm sâu thành lỗ trống, chung quanh thân rễ mọc nhiều rễ phụ, thô khoảng 1,5cm, dài khoảng 6-15cm, hơi cong chất cứng giòn, rất rễ bẻ. Mặt bẻ ngang màu vàng nâu, phần trong đặc, phần chất mọc màu vàng trắng, hình tròn, trường hợp lẫn lộn giữa Bạch vi và Bạch tiển rất phổ biến, do tập quán của mỗi nơi khác nhau, còn chưa được hoàn toàn thống nhất, như vùng Nam Kinh (Giang Tô), Tô Châu, lấy loại rễ phụ nhỏ mịn bên trong đầy là Bạch tiển, lấy thân rễ thô hơn, trong thân rỗng làm Bạch vi, mà vùng Thượng Hải thì ngược lại, dựa theo khảo chứng trên thực vật, nay cho rằng theo Thượng Hải là chính xác, còn Nam Kinh thì dùng lầm, lấy Bạch vi làm Bạch tiền. Nên phân biệt rễ Bạch vi màu nâu hơi mềm, bẻ dòn hơn.Phần dùng làm thuốc là thân rễ và rễ. Khi chọn được, lấy rễ ngâm với nước vo gạo 1 đêm lấy ra, để khô, bỏ râu, tẩm rượu sao dùng.

Tính vị:


Vị đắng mặn, tính lạnh (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Qui kinh:


Vào kinh, Can Vị (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Tham khảo:

Bạch vi cốt chữa khí táo ở Phế, đưa âm khí từ trên xuống dưới để làm cho khí nóng theo đường tiểu mà ra. Các bệnh kể trên phần nhiều vì khí nóng sinh ra cả. Vị này các bài thuốc vì sau cũng ít dùng đến,  những sách nói lúc trước khi có thai, sau khi sinh đều dùng được cả, thì dùng là một loại thuốc lành (Bách Hợp).

+ Bạch vi là thuốc của kinh dương minh Vị, không những có thể thanh huyết nhiệt mà còn có thể trị chứng âm hư phát nhiệt. Bạch vi trị tiểu đỏ, sít, nhiệt lâm, tiểu buốt có kết quả tốt (Thực Dụng Trung Y Học).

+ Bạch vi dùng trị Thận viêm thời kỳ đầu và giữa có tác dụng cải thiện được chứng trạng rõ (Thực Dụng Trung Y Học).



Tra Cứu Vị Thuốc Theo Vần

A

B

C

D

Đ

E

G

H

I

K

L

M

N

O

P

Q

R

S

T

U

V

X

Y




XEM THÊM CÁC LOẠI THẢO DƯỢC QUÝ KHÁC

 cà gai leo 

cà gai leo giải rượu bảo vệ gan  giảo cổ lam  phòng và điều trị gan nhiễm mỡ

 dây thìa canh

điều trị tiểu đường chuốt hột điều trị sỏi thận,sỏi mật

 hoa tam thất

điều trị mất ngủ hoa nhài an thần, giảm căng thẳng, thanh nhiệt

 rễ bồ công anh

phòng và điều trị ung thư máu hoa cúc an thần, điều hòa kinh nguyệt

 

cao mật nhân

 

điều trị xương khớp gout cao atiso đà lạt giải độc gan, mát gan

 

 

Các Tin khác
BI KỊCH ❗️
   BI KỊCH ❗️ (04/12/2024)
VỢ NGƯỜI , VỢ TA
   VỢ NGƯỜI , VỢ TA (04/12/2024)
EM ÁC LẮM
   EM ÁC LẮM (04/12/2024)
CHUYỆN ÔNG VÀ CHÁU
   CHUYỆN ÔNG VÀ CHÁU (04/12/2024)
CÂU CHUYỆN BÁT PHỞ!
   CÂU CHUYỆN BÁT PHỞ! (04/12/2024)
ĐÁNH MẤT NIỀM TIN!
   ĐÁNH MẤT NIỀM TIN! (04/12/2024)
Tình thôi xót xa!
   Tình thôi xót xa! (04/12/2024)
Làm Nhà
   Làm Nhà (02/12/2024)
Cốc chè đậu đen!
   Cốc chè đậu đen! (02/12/2024)
Hẹn em kiếp sau!
   Hẹn em kiếp sau! (02/12/2024)