Hotline: 0984.795.198       Email: dongytruongxuanduong@gmail.com     

Trang chủ > >

Tỏi Tây

Tỏi Tây
Tỏi Tây

TỎI TÂY

 Tỏi tây - Allium porrum L., thuộc họ hành - Alliaceae.

Mô tả: Cây thảo hai năm, cao 40-140cm. Thân hành hình trụ hay hình tròn, rộng 1-2cm. Lá mọc 2 hàng, phẳng hoặc hơi gấp lại thành hình máng xối, có màu lục hơi mốc. Hoa hồng, xếp thành tán giả dạng cầu, có cuống dài, màu xanh xanh hay tim tím.

Bộ phận dùng: Thân hành - Bulbus Allii Porri.

Nơi sống và thu hái:
Gốc ở vùng Ðịa Trung Hải, đã được thuần hoá rất tốt tại nước ta và chịu đựng được qua mùa hè tại vùng trung du Bắc bộ. Hiện được trồng nhiều tại Ðà Lạt (Lâm Ðồng).

Thành phần hoá học:
Các thành phần chính đã biết trong củ có alliin (0,4%) và cũng có alanine, arginine, acid asparatic, asparagine, histidine, leucine, methionine, phenylalanine, proline, serine, threonine, tryptophane và valine. Còn có các chất khoáng Fe, Ca, P, Mg, Na, K, Mn, S, Si, và các vitamin B, C. Trong tinh dầu của củ có allyl disulphide.

Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính ấm; có tác dụng kích thích, làm long đờm. Người ta còn nói đến các tính chất bổ thần kinh, rất dễ tiêu hoá, lợi tiểu, sát khuẩn, nhuận tràng và bổ dưỡng cơ thể. Nhờ có các muối kiềm mà Tỏi tây lợi tiểu mạnh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Tỏi tây thường được dùng làm rau xào ăn với thịt bò, thịt lợn, hoặc làm gia vị cho các món canh thịt... Nó cũng được chỉ định dùng trong các trường hợp khó tiêu, Thiếu máu, thấp khớp, thống phong, các bệnh đường niệu, sỏi niệu, nitơ - huyết, suy thận, béo phì, vữa xơ động mạch. Dùng ngoài để chữa áp xe, mụn nhọt, viêm bàng quang, bí tiểu tiện, Trĩi, mắt cá và chai chân, vết đốt của sâu bọ, vết thương và dùng rửa mặt.

Cách dùng: Ðể dùng trong, có thể ăn sống, thái nhỏ ăn lẫn với các loại rau sống khác; sắc nước uống hay nấu xúp, nấu canh. Dùng ngoài lấy dịch lá, củ pha với nước dừa hay sữa để rửa mặt, giữ da, trị phát ban, giã đắp mụn nhọt, áp xe.

Ðơn thuốc:

1. Chữa bệnh nitơ - huyết: Nghiền 20g rễ Tỏi tây, ngâm 10 ngày trong 1 lít rượu trắng, mỗi sáng sớm uống 1 ly.

2. Trị giun: Nghiền rễ con ngâm trong sữa cho trẻ uống.
3. Trị bí tiểu tiện, viêm bàng quang: Dùng 6 củ Tỏi tây, cho vào dầu Dừa, nấu riu riu lửa rồi lấy ra để ấm áp vào bụng.




Tra Cứu Vị Thuốc Theo Vần

A

B

C

D

Đ

E

G

H

I

K

L

M

N

O

P

Q

R

S

T

U

V

X

Y




XEM THÊM CÁC LOẠI THẢO DƯỢC QUÝ KHÁC

 cà gai leo 

cà gai leo giải rượu bảo vệ gan  giảo cổ lam  phòng và điều trị gan nhiễm mỡ

 dây thìa canh

điều trị tiểu đường chuốt hột điều trị sỏi thận,sỏi mật

 hoa tam thất

điều trị mất ngủ hoa nhài an thần, giảm căng thẳng, thanh nhiệt

 rễ bồ công anh

phòng và điều trị ung thư máu hoa cúc an thần, điều hòa kinh nguyệt

 

cao mật nhân

 

điều trị xương khớp gout cao atiso đà lạt giải độc gan, mát gan

 

 

Các Tin khác
Thực phẩm giàu canxi
   Thực phẩm giàu canxi (04/07/2024)