Hotline: 0984.795.198       Email: toanthaoduoc@gmail.com     

Trang chủ > >

Trà Hương

Trà Hương

TRẦM

 Trầm, Trầm hương, Trầm dó - Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte, thuộc họ Trầm - Thymelaeaceae.

Mô tả: Cây gỗ cao 30-40m. Vỏ thân màu xám tro. Lá mỏng, mọc so le, chóp và gốc thuôn nhọn, mặt dưới nhạt có lông. Cụm hoa hình tán, mọc ở nách lá gần ngọn. Hoa màu trắng xám. Quả nang hình quả lê, có lông, nứt thành 2 mảnh, chứa 1 hạt. (ảnh số 708).

Bộ phận dùng: Gỗ thân - Lignum Aquilariae Resinatum, thường có tên là Trầm hương.

Nơi sống và thu hái: Trầm mọc hoang ở những vùng rừng núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam - Ðà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thuận, cho tới An Giang, Kiên Giang.

Người ta sử dụng phần gỗ đã hoá trầm ở những cây già hay cây bị bệnh do có loài nấm Cryptosphaerica mangifera gây nhiễm. Trầm hương có hình dáng kích thước không nhất định nhưng đều có mùi thơm, nhất là khi đốt. Khi dùng làm thuốc người ta chẻ thành mảnh nhỏ, phơi trong râm mát cho khô, rồi tán bột mịn.

Thành phần hoá học: Có tinh dầu mà thành phần chủ yếu là benzylaceton 26% metoxybenzalaceton 53% và terpen alcol 11%, còn có acid cinamic và các dẫn xuất của nó.

ở loài Bạch mộc hương của Trung Quốc- Aquilaria simensis (Lour.) Gilg., trong tinh dầu có agarospirol, baimuxianic acid, baimuxianal.

Tính vị, tác dụng: Gỗ Trầm có vị cay, hơi ngọt, tính ấm, có tác dụng giáng khí, bổ nguyên dương, hạ đờm. Có tác giả cho là nó bổ thận khí, tăng cường chức năng liễm nạp khí xuống và thêm sức vận hoả của tỳ thận. Ở Thái Lan, gỗ Trầm được xem như có tác dụng trợ tim, bổ huyết, lợi tiêu hoá, trừ ỉa chảy, chống nôn và hạ sốt.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Thường dùng trị nôn mửa, đau bụng, cấm khẩu, khí nghịch khó thở, người già hư yếu hen suyễn thở dốc, bệnh nguy phát nấc không ngớt. Liều dùng 2-4g dạng thuốc sắc hay hoàn tán, hoặc mài uống. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Ðơn thuốc:

1. Hen khí quản: Trầm hương 1,5g, Trắc bách diệp 3g, tán bột và uống trước khi đi ngủ. Người âm hư hoả vượng không nên dùng.

2. Chữa bệnh do xúc động tinh thần, khí dồn lên thở gấp, buồn bực ăn không được; Trầm hương, Nhân sâm, Ô dược, Hạt cau đều 6g sắc uống.
3. Chữa bệnh nặng phát nấc hay nôn ói: Trầm hương, Ðậu khấu, hạt Tía tô, lượng bằng nhau, mỗi vị 4-6g sắc uống



Tra Cứu Vị Thuốc Theo Vần

A

B

C

D

Đ

E

G

H

I

K

L

M

N

O

P

Q

R

S

T

U

V

X

Y




XEM THÊM CÁC LOẠI THẢO DƯỢC QUÝ KHÁC

 cà gai leo 

cà gai leo giải rượu bảo vệ gan  giảo cổ lam  phòng và điều trị gan nhiễm mỡ

 dây thìa canh

điều trị tiểu đường chuốt hột điều trị sỏi thận,sỏi mật

 hoa tam thất

điều trị mất ngủ hoa nhài an thần, giảm căng thẳng, thanh nhiệt

 rễ bồ công anh

phòng và điều trị ung thư máu hoa cúc an thần, điều hòa kinh nguyệt

 

cao mật nhân

 

điều trị xương khớp gout cao atiso đà lạt giải độc gan, mát gan

 

 

Các Tin khác