NGƯ TINH THẢO
Tác dụng: Ngư tinh thảo
+ Thanh nhiệt độc, tiêu thủng, thấm thấp nhiệt (Trung Dược Học). Ngư tinh thảo, ngu tinh thao, ngutinhthao - vị thuốc
+ Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắ Ngư tinh thảo in vitro có tác dụng kháng Streptoccocus pneumonia và Staphylococcus aureus nhưng kém hiệu quả đối với Shigella, Salmonella và E. Coli. Nước sắc Ngư tinh thảo cho chuột bị lao uống thấy giảm mức tử vong (Trung Dược Học).
+ Tác dụng kháng Virus: Nước sắc Ngư tinh thảo có tác dụng kháng sự phát triển của cúm và virus Echo ở người (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với hệ sinh dục - tiết niệu: Nước sắc Ngư tinh thảo được dùng cho thận cóc bị tổn thương hoặc chân ếch bị tổn thương thấy có tác dụng gĩan mạch và tăng bài tiết nước tiểu (Trung Dược Học).
+ Tác dụng đối với hệ hô hấp: Chích dưới da dịch Ngư tinh thảothấ có tác dụng giảm ho nhưng không long đờm hoặc gĩan phế quản (Trung Dược Học).
Chủ trị: Ngư tinh thảo
+ Điều trị da liễu: dịch chiết Ngư tinh thảo bôi tại chỗ có tác dụng đối với bệnh ngoài da, đặc biệt là với Herpes đơn thuần (Trung Dược Học).
+ Điều trị bệnh hệ hô hấp: Năng suất sắc Ngư tinh thảo dùng có hiệu quả trong nhiều nghiên cứu về phế cầu khuẩn. Nước sắc Ngư tinh thảo liều cao (đến 80g) dùng có hiệu quả đối với áp xe phổi. Nước sắc Ngư tinh thảo được dùng trị bệnh ứ trệ ở phổi. Nhiều kết quả tương tự trong điều trị với chất Decanoyl acetaldehyde. Nhiều kết quả khả quan hơn được thực hiện bằng cách chích dịch Ngư tinh thảo vào các huyệt Khúc trì (Đtr. 11), Định suyễn, kèm giác hơi các huyệt Thận du (Bq.23) và Cao hoang du (Bq. 38) (Trung Dược Học).
Kiêng kỵ
+ Hư hàn: không dùng (Trung Dược Học).
+ Mụn nhọt thể âm: không dùng (Trung Dược Học).
Tính vị: Ngư tinh thảo
+ Vị chua, tính mát (Trung Dược Học).
Qui kinh
+ Vào kinh Phế, Can (Trung Dược Học).
Tên khoa học
+ Decaynoyl acetaldehyde, Lauric aldehyde, Methyl - n - Nonykelton, Myrcene, Capric aldehyde, Capric acid, Cordarine, Calcium sulfate, Calcium Chloride, Isoquercitrin, Quercitrin, Reynoutrin, Hyperin (Trung Dược Học).