Bộ phận dùng và phương pháp chế biến: Lấy mai sau khi đã luộc ba ba 1 - 2 giờ.
Tính vị: Mặn và lạnh.
Quy kinh: Can
Công năng: 1. Dưỡng âm tiềm dương; 2. Nhuyễn kiên tán kết.
Chỉ định và phối hợp:
- Can phong nội động trong bệnh có sốt giai đoạn muộn, phần âm và tân dịch bị hao tổn hoặc gân cơ không được nuôi dưỡng biểu hiện run tay, chuột rút và co giật, mạch tế sác, lưỡi khô rêu lưỡi ít. Miết giáp phối hợp với Mẫu lệ, Thục địa hoàng, A giao và Bạch thược.
- Âm hư có sốt: a) phần âm và tân dịch hư hao ở giai đoạn cuối của bệnh có sốt biểu hiện sốt về đêm, buổi sáng sốt hạ, không ra mồ hôi, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi ít. Miết giáp phối hợp với Thanh hao và Mẫu đơn bì trong bài Thanh hao Miết giáp thang; b) âm hư nội nhiệt biểu hiện sốt về chiều và ra mồ hôi trộm. Miết giáp phối hợp với Ngân sài hồ và Ðịa cốt bì.
- Sốt rét mạn tính kèm với vô kinh biểu hiện đau và cứng nghi bệnh, khối cứng chắc ở vùng bụng và thượng vị. Miết giáp phối hợp với Tam lăng, Nga truật, Mẫu đơn bì và Ðại hoàng.
Liều lượng: 10-30g
Thận trọng và chống chỉ định: Không dùng trong trường hợp tỳ vị hư hàn biểu hiện chán ăn, ỉa chảy, và khi có thai.