LONG DUYÊN HƯƠNG
Còn gọi là long duyên, long phúc hương, long tiết.
Tên khoa học Ambra grisea.
Long duyên có nghĩa là nước dãi của con rồng. Sự thực thì không phải là dãi con rồng mà chỉ là một chất đặc, sản phẩm tiêu hoá ở trong ruột của một loài cá ông hay cá voi. Physeter macrocephalus L. thuộc họ cá voi Physteridae.
Chất này do cá bài tiết ra nổi trên mặt biển, rôi dạt vào bờ biển, người ta nhặt về dùng làm thuốc và chế nước hoa hoặc hương liệu.
Tính chất của long duyên hương
Loại cá ông này có đầu rất to, chiều dài của đầu chiếm tới một phần tư của toàn thân, phía đầu hơi hình vuông, hàm trên to, không có răng, hàm dưới nhỏ có răng, lưng nhỏ lỗ phun nước ở phía đầu, khi phun nước không phun thẳng góc mà hơi nghiêng 450 về phía trước, lưng màu tro đen hơi hồng, về phía bụng màu nhạt hơn.
Long duyên là những cục trong mờ, to nhỏ không đều, có cục nặng tới 5-6kg, có người nói có thể nặng tới hàng tạ, màu trắng, hoặc màu tro, có khi màu hơi đỏ nhưng cũng có khi màu đen xám, nổi lên trên mặt nước, nếm hơi ngọt, hơi chua, khi đun nóng, khi đốt có mùi thơm dễ chịu.
Công dụng
Long duyên là một chất dùng làm thuốc và là một nguyên liệu qúy trong kỹ nghệ hương liệu vì long duyên hương là một chất định mùi thơm cao cấp.
Đông y coi long duyên hương lợi khí, hoạt huyết làm giảm đau, sát trùng giống như xạ hương nhưng tác dụng có hơi kém hơn, dùng trong những trường hợp ho, hen suyễn đau trong tim, trong bụng, ngày dùng 0.3-1.5g.