HẬU PHÁC
Tên khác:
Vị thuốc hậu phác còn gọi Xích phác, Hậu bì (Biệt Lục), Liệt phác (Nhật Hoa), Trùng bì (Quảng Nhã), Đạm bá (Hòa Hán Dược Khảo), Xuyên hậu phác, Chế quyển phác, Tử du phác, Chế xuyên phác, Chế tiểu phác, Dã phác, Tiểu xuyên phác, Ngoa đồng phác, Thần phác, Xuyên phác ty, Tiền sơn phác (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tác dụng:
+ Ôn trung, ích khí, tiêu đờm, hạ khí (Biệt Lục).
+ Trừ đờm ẩm, khứ kết thủy, phá súc huyết, tiêu hóa thủy cốc, chỉ thống (Dược Tính Luận).
+ Ôn trung, hạ khí, táo thấp, tiêu đờm (Trung Dược Đại Từ Điển) hậu phác còn gọi Xích phác, Hậu bì (Biệt Lục), Liệt phác (Nhật Hoa), Trùng bì (Quảng Nhã), Đạm bá (Hòa Hán Dược Khảo), Xuyên hậu phác, Chế quyển phác, Tử du phác, Chế xuyên phác, Chế tiểu phác, Dã phác, Tiểu xuyên phác, Ngoa đồng phác, Thần phác, Xuyên phác ty, Tiền sơn phác (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển)..
+ Tả nhiệt, tán mãn, ôn trung (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Chủ trị:
+ Hậu phác trị phế khí đầy tức mà ho suyễn: (Thang Dịch Bản Thảo).
+ Trị bụng đầy, bụng đau, ngực đầy tức, ngực đau, nôn mửa, ăn vào là nôn ra, đờm ẩm, suyễn, ho, tiêu chảy do hàn thấp, kiết lỵ do hàn thấp (Trung Dược Đại Từ Điển).
Liều dùng: 6 – 20g.
Kiêng kỵ:
+ Tỳ Vi hư nhược, chân nguyên bất túc: cấm dùng. Phụ nữ có thai uống vào tổn thương nhiều tới thai khí (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
+ Ghét Trạch tả, Tiêu thạch, Hàn thủy thạch (Bản Thảo Kinh Sơ).
+ Kỵ đậu, ăn đậu vào thì khí động (Dược Tính Luận).
+ Can Khương làm sứ cho Hậu phác (Bản Thảo Kinh Tập Chú).