Hotline: 0984.795.198       Email: toanthaoduoc@gmail.com     

Trang chủ > >

Hồ Tiêu

Hồ Tiêu

HỒ TIÊU

Thường gọi là Hạt tiêu, còn có tên là Cổ nguyệt, Hắc cổ nguyệt, Bạch cổ nguyệt, Hắc xuyên, Bạch xuyên là quả gần chín của cây Hồ tiêu phơi hay sấy khô, dùng làm thuốc đợc ghi đầu tiên trong sách Tân tu bản thảo. Tên thực vật của cây Hồ tiêu là Piper Nigrum L. thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae). Cây Hồ tiêu được trồng khắp nơi từ Nam chí Bắc nhiều nhất là ở các tỉnh Châu đốc, Hà tiên, Bà rịa, Quãng trị. Các nước khác có trồng tiêu nhiều như Thái lan, Malaixia, Indonexia, Ấn độ, Campuchia, đảo Hải nam (Trung quốc).

Hạt tiêu phơi hay sấy khô thành màu đen gọi là Hồ tiêu đen. Nếu đem quả chín ngâm nước vài ngày xát cho tróc vỏ ngoài phơi khô thành màu trắng gọi là Hồ tiêu trắng (Tiêu sọ). Hạt tiêu dùng sống, giã nát hoặc tán bột dùng làm gia vị hoặc làm thuốc.

Tính vị qui kinh:

Hồ tiêu vị cay tính nóng. Qui kinh Vị Đại tràng.

Theo các sách cổ:

  • Sách Tân tu bản thảo: vị cay, đại ôn, không độc.
  • Sách Bản thảo kinh sơ: nhập thủ túc dương minh kinh.

Thành phần chủ yếu:

Hồ tiêu có tinh dầu. Thành phần chủ yếu có piperine, chavicine (là 2 ankaloit chủ yếu) piperamine, peperanine, peperonal, dihydrocarveol, caryophyllene oxide, cryptone, transpinocarveol, cis-p-2-8-menthadien-I-ol.

Tác dụng dược lý:

A.Theo Y học cổ truyền:

Hạt tiêu có tác dụng ôn trung chỉ thống, chủ trị chứng đau bụng lạnh, nôn, tiêu chảy.

Trích đoạn Y văn cổ:

  • Sách Tân tu bản thảo: " Chủ hạ khí, ôn trung, trừ đờm, trừ phong lãnh ở tạng phủ".
  • Sách Bản thảo diễn nghĩa: " Hồ tiêu trị chứng vị hàn đàm, ói nước, ăn vào ói ngay rất tốt. Dùng nhiều tẩu khí Đại trường hàn hoạt nên dùng, cần tùy chứng mà phối hợp các vị thuốc khác".
  • Sách Bản thảo cầu chân: "Hồ tiêu so với Thục tiêu nóng hơn. Phàm các chứng do hỏa suy hàn nhập đàm thực ứ trệ bên trong, trường hoạt lãnh lî, âm độc phúc thống, vị hàn ói nước, nha sĩ phù nhiệt tác thống (răng lợi do nhiệt xông sinh đau, dùng hạt tiêu trị đều có kết quả, thuốc làm cho hàn khí bị loại trừ mà bệnh tự khỏi. Nhưng thuốc chỉ có tác dụng trừ hàn, tán tà không như Quế Phụ có tác dụng bổ hỏa ích nguyên nên trường hợp tẩu khí động hỏa, âm hư khí bạc, rất nên kî Hồ tiêu".

B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

  1. Dùng liều nhỏ tăng dịch vị, dịch tụy, kích thích tiêu hóa ăn ngon, nhưng liều lớn kích thích niêm mạc dạ dày gây sung huyết và viêm cục bộ, gây sốt viêm đường tiểu, đái ra máu.
  2. Piperin và piperidin gây độc ở liều cao, piperidin làm tăng huyết áp, làm tê liệt hô hấp và một số dây thần kinh (50mg/kg cân nặng). Piperin tiêm bắp cho thỏ và chuột bạch hoặc cho hít hơi với liều cao thì sau một thời gian kích thích ngắn, có hiện tượng thở nhanh lên chân sau tê liệt rồi mê hoàn toàn, co quắp, chết do ngừng thở. Giải phẩu thi thể, các phủ tạng đều có hiện tượng xuất huyết.
  3. Hồ tiêu có tác dụng sát trùng, diệt ký sinh trùng, gây hắt hơi. Mùi Hồ tiêu đuổi sâu bọ nên được dùng để bảo vệ quần áo len khỏi bị sâu cắn.
  4. Ankaloit Hồ tiêu có tác dụng an thần đối với chuột nhắt rõ rệt.

Ứng dụng lâm sàng:

1.Trị động kinh: Tác giả dùng Kháng giản linh trị 73 ca động kinh đã dùng thuốc tây không khỏi. Liều thường dùng mỗi ngày 150 - 200mg, có ca dùng liều gấp đôi, liệu trình từ 6 tháng đến 2 năm. Kết quả rõ 36 ca, tiến bộ 34 ca, tỷ lệ có kết quả 95,9%, không kết quả 3 ca. Có 35 ca làm lại điện não đồ, có 23 ca được cải thiện, có kết quả tốt đối với loại động kinh nguyên phát hoặc do chấn thương cơn lớn, không có phản ứng phụ rõ rệt, trường hợp dùng thuốc trên 200mg mỗi lần, có ca váng đầu, buồn ngủ kém ăn hoặc buồn nôn (Báo cáo của phòng khám Động kinh Bệnh viện Nhân dân thuộc Học viện Y học Bắc kinh- Tạp chí Nội khoa Trung hoa 1977,6:321).

2.Trị trẻ em tiêu chảy: lấy 1 - 2 hạt tiêu trắng tán bột bỏ vào rốn của trẻ em dùng băng dính dán lại 24giờ thay một lần, có thể dùng 2 - 3 lần. Đã trị 209 ca có kết quả 81,3% (Tạp chí Trung y Hà bắc 1985,4:23).

3.Trị quai bị: Bột Hồ tiêu 0,5 - 1g trộn với bột mì trắng 5 - 10g, trộn với nước nóng thành dạng hồ cho vào gạo đắp lên chỗ đau, dán băng keo mỗi ngày thay 1 lần. Tác giả Bạch vân Điền trị 18 ca kết quả tốt (Tạp chí Y học Sơn tây 1960,1:66).

Ngoài ra Hồ tiêu phối hợp với Đậu xanh trị Xích Bạch lî, bột Hồ tiêu bôi vào răng, Hồ tiêu dùng làm gia vị, làm tăng khẩu vị kích thích tiêu hóa.

Liều lượng dùng và chú ý:

  • Lượng dùng cho vào thuốc thang: 2 - 3g, thuốc tán 1 - 2g. Dùng ngoài lượng vừa đủ.
  • Không dùng đối với chứng âm hư nội nhiệt.



Tra Cứu Vị Thuốc Theo Vần

A

B

C

D

Đ

E

G

H

I

K

L

M

N

O

P

Q

R

S

T

U

V

X

Y




XEM THÊM CÁC LOẠI THẢO DƯỢC QUÝ KHÁC

 cà gai leo 

cà gai leo giải rượu bảo vệ gan  giảo cổ lam  phòng và điều trị gan nhiễm mỡ

 dây thìa canh

điều trị tiểu đường chuốt hột điều trị sỏi thận,sỏi mật

 hoa tam thất

điều trị mất ngủ hoa nhài an thần, giảm căng thẳng, thanh nhiệt

 rễ bồ công anh

phòng và điều trị ung thư máu hoa cúc an thần, điều hòa kinh nguyệt

 

cao mật nhân

 

điều trị xương khớp gout cao atiso đà lạt giải độc gan, mát gan

 

 

Các Tin khác