THẢO DƯỢC HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ SỐT XUẤT HUYẾT TẠI NHÀ
- Hiện nay, số ca mắc sốt xuất huyết vẫn đang gia tăng. Các chuyên gia y tế lo ngại đỉnh dịch sẽ vào tháng 11, 12. Do đó, mỗi người cần chủ động các biện pháp phòng ngừa và tăng cường sức khỏe.
1. Đừng bỏ qua triệu chứng sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết do một loại virus có tên là Dengue virus gây ra. Virus này xâm nhập vào máu người qua vết muỗi đốt. Con muỗi mang virus trong nước bọt và truyền vào cơ thể người khi hút máu. Sau khi xâm nhập vào máu, virus bắt đầu nhân lên và có thể gây ra các biểu hiện:
- Sốt- biểu hiện phổ biến nhất
- Đau dữ dội sau mắt
- Phát ban
- Buồn nôn hoặc nôn
- Đau cơ và khớp
Một người có thể bắt đầu gặp các triệu chứng chỉ từ bốn đến mười ngày sau khi bị muỗi đốt. Các triệu chứng này có thể kéo dài từ ba đến bảy ngày. Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết có thể giúp phát hiện sớm và có các biện pháp phục hồi nhanh chóng.
2. Các loại nước ép từ thảo dược
2.1. Neem
Lá neem có thể ngăn chặn sự phát triển của virus, nên có tác dụng hỗ trợ trị sốt xuất huyết hiệu quả. Uống nước ép lá neem có thể giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.
Để làm nước ép lá neem, hãy xay một ít lá tươi với một cốc nước. Lọc chất lỏng và bỏ bã. Bạn có thể thêm một ít mật ong hoặc nước cốt chanh để dễ uống hơn.
2.2. Đu đủ
Trong y học cổ truyền, lá đu đủ được sử dụng để hỗ trợ điều trị, hạ sốt do sốt xuất huyết. Trong các nghiên cứu cho thấy, lá đu đủ có thể giúp tăng số lượng tiểu cầu, bạch cầu và bạch cầu trung tính ở người. Tăng số lượng tiểu cầu có thể giúp ngăn ngừa chảy máu, do đó ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.
Bạn có thể uống nước ép hoặc nước sắc lá đu đủ hoặc để hạ sốt và khôi phục số lượng tiểu cầu bình thường. Lọc chất lỏng, bỏ bã và sử dụng.
2.3. Xuyên tâm liên
Xuyên tâm liên có tính hàn, vị đắng, là loại dược thảo chứa hoạt tính kháng virus, làm giảm nhiều triệu chứng của bệnh như sốt, giảm đau, thanh nhiệt giải độc… Do đó, người bệnh có thể sử dụng xuyên tâm liên để ngăn tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Bạn có thể uống nước ép hoặc nước sắc xuyên tâm liên để giảm các triệu chứng sốt xuất huyết.
2.4. Dây thần thông
Dây thần thông có nguồn gốc ở Ấn Độ nhưng được du nhập vào nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đây là loại thảo mộc được biết đến với tác dụng tăng cường phản ứng miễn dịch và chống lại các bệnh nhiễm virus ở người, có tác dụng hiệu quả với sốt xuất huyết.
Bạn có thể uống nước ép dây thần thông hằng ngày để giảm các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết. Nước ép được làm bằng cách trộn dây thần thông tươi cắt nhỏ với một cốc nước, xay thành hỗn hợp sánh mịn. Lọc hỗn hợp đã trộn để loại bỏ hết bã và nước ép dây thần thông đã sẵn sàng.
2.5. Mướp đắng
Mướp đắng có tác dụng ức chế chống lại sự nhân lên của virus sốt xuất huyết trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Bạn có thể sử dụng mướp đắng như một loại rau và trong các món ăn kết hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể làm nước ép mướp đắng để giúp hỗ trợ chữa bệnh sốt xuất huyết.
Để làm nước ép mướp đắng: Bổ mướp đắng, bỏ ruột, cắt nhỏ thành từng miếng, cho vào máy xay và thêm một cốc nước. Xay nhuyễn. Lọc lấy nước, bỏ bã. Bạn có thể thêm nhiều nước để cân bằng hương vị và dễ uống hơn.
Ngoài ra, người bệnh sốt xuất huyết có thể sử dụng bột sâm cau cùng với sữa hay trà hương nhu tía để tăng cường sức khỏe, nhanh hồi phục.
3. Khi nào cần tìm kiếm trợ giúp y tế
Khi có triệu chứng bệnh sốt xuất huyết, bạn cần được thăm khám cụ thể và làm các xét nghiệm cần thiết, đặc biệt khi xuất hiện:
- Thường xuyên nôn.
- Đau bụng.
- Máu trong chất nôn hoặc phân.
- Chảy máu nướu răng hoặc mũi.
- Cực kỳ mệt mỏi, bồn chồn và khó chịu.