Áp Cước Mộc Bì
Tên khác : Áp cước bì, Áp cước mộc, Áp cước thụ, Tây gia bì, Áp chưởng sài, Áp mẫu thụ, Áp mẫu trảo, Công mẫu thụ, Ngũ chỉ thông, Tản thác mộc.
Xuất xứ : Lĩnh Nam Thái Dược Lục.
Tên khoa học : Cortex Schefflerae Octophyllae (Lour.) Harms.
Tính vị :
+ Vị đắng, sáp, tính mát.
+ Vỏ rễ : vị sáp, tính bình.
+ Vị đắng.
+ Vị đắng, sáp, tính bình.
Tác dụng, chủ trị :
+ Phát hãn, giải biểu, khứ phong, trừ thấp, thư cân, hoạt lạc. Trị cảm sốt, họng sưng đau, khớp xương đau nhức do phong thấp, gẫy xương, chấn thương.
+ Vỏ rễ : trị bệnh do rượu gây ra, chân lở loét. Ngâm rượu có tác dụng trừ phong.
+ Trị ban chẩn độc.
+ Nối xương, cầm máu, tiêu thủng, giảm đau. Trị đau nhức do phong thấp, gẫy xương, chấn thương, chảy máu do dao chém.
+ Phát hãn, giải biểu, khứ phong, trừ thấp. Trị Cảm cúm, sốt, họng sưng đau, phong thấp đau nhức, sưng đau do té ngã, ứ trệ.
+ Trừ thấp, thư cân, hoạt lạc, thanh vị trường do rượu và thấp tích trệ.
Liều dùng :
+ Sắc uống: 12~20g.
+ Sao với rượu đắp ngoài.
Đơn thuốc kinh nghiệm :
+ Trị gẫy xương : Áp cước mộc bì ( sống ) 240g, Lê phiến mộc (sống) 160g, Quan dung mộc ( lá tươi) 160g, Gà trống 1 con. Tất cả giã nát, cho rượu vào chưng chín, đắp chỗ gẫy (Lục Xuyên Bản Thảo).
+ Trị xích bạch lỵ : Áp cước mộc bì, bỏ vỏ ngoài, chưng, phơi, lấy 160g, sắc uống (Lãnh Nam Thảo Dược Chí).
+ Trị xương đau nhức do phong thấp : Áp cước mộc bì 240g, ngâm với 640g rượu. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần dùng 2040g.
Tham khảo : Dùng vỏ cây Áp cước mộc bì 320g, sắc thật nhừ, uống, sau đó uống 40~80g dầu sống, có thể giải độc do trúng độc Mộc thự, các loại trúng độc.