Hotline: 0984.795.198       Email: toanthaoduoc@gmail.com     


Điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược

Điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược
Điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược

ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ BẰNG THẢO DƯỢC


Bệnh trĩ là một bệnh hay gặp ở cả nam và nữ, lứa tuổi chủ yếu là trung niên. Theo thống kê của các tác giả Châu Âu, Châu Mỹ bệnh trĩ chiếm tỷ lệ 40 – 50% dân số. Ở Việt Nam tỷ lệ mắc bệnh trĩ khá cao từ 30 – 35% dân số, đứng thứ 3 trong cơ cấu bệnh hậu môn trực tràng. Bệnh trĩ phát sinh là do tình trạng phồng giãn và sung huyết đám rối tĩnh mạch hậu môn trực tràng, hình thành một hay nhiều búi trĩ. Tùy theo vị trí giải phẫu và mức độ sung huyết đám rối tĩnh mạch trĩ trong hoặc trĩ ngoài mà phân biệt trĩ nội hay trĩ ngoại và mức độ nặng nhẹ của bệnh. Bệnh trĩ đã được biết đến rất sớm trong y học, trong y văn cổ có câu “ thập nhân cửu trĩ “ tức là trong 10 người 9 người mắc bệnh trĩ – điều đó nói nên tình trạng phổ biến của bệnh. Vậy cho đến nay đã có những phương pháp điều trị bệnh trĩ như thế nào?. Phương pháp nào được coi là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất ?. Ta đi sâu vào từng phương pháp điều trị để thấy rõ vấn đề. Nhưng trước hết cần tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của bệnh để hiểu rõ về từng phương pháp điều trị bệnh.


 

1. Nguyên nhân của bệnh trĩ:
Nguyên nhân của bệnh trĩ được tập trung trong 4 nhóm chính.
+ Nhóm bệnh lý về đường tiêu hóa: Những người có tiền sử bị táo bón kinh niên, rối loạn tiêu hóa, bị bệnh lỵ, viêm đại tràng mãn tính… Khi đi ngoài phải ngồi lâu và rặn mạnh làm cho áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên khi đó các đám rối tĩnh mạch trĩ cũng bị căng giãn, phình to lâu dần tạo thành những búi trĩ. Các búi trĩ dần to ra và sẽ bị xa ra bên ngoài hậu môn.
+ Yếu tố cơ học: Thai sản ở phụ nữ, các khối u vùng tiểu khung (u xơ tử cung, u nang buồng trứng, u phì đại tiền liệt tuyến…), bệnh lý tăng áp lực tĩnh mạch cửa… Làm cản trở tuần hoàn về của hệ tĩnh mạch cửa, chủ, gây ứ máu ở đám rồi tĩnh mạch trĩ.
+ Do suy yếu các tổ chức nâng đỡ: Do lớp cơ ở dưới niêm mạc hậu môn trực tràng, hệ thống cơ thắt, dây chằng, cơ nâng bị suy yếu, hệ thống đám rối tĩnh mạch suy yếu, sa giãn hình thành búi trĩ.
+ Những nguyên nhân khác:
•    Nghề nghiệp: Ngồi lâu, đứng lâu, lao động nặng nhọc, ngồi xổm, thói quen nhịn đại tiện…
•    Ngoài ra những người hay uống rượu, bia, nước có ga, các chất kích thích, ăn đồ cay nóng, chiên xào, uống ít nước hay có thói quen xấu ngồi lâu khi đi ngoài như đọc sách báo, chơi game…
•    Ngoài ra bệnh trĩ còn mang yếu tố gia đình.

2. Triệu chứng của bệnh trĩ.
2.1 Chảy máu.
Lúc đầu máu chảy ít và rất kín đáo, người bệnh vô tình nhìn thấy ở giấy vệ sinh sau khi lau có dính chút máu tươi hoặc quan sát phân thấy có chút máu tươi dính ở phân, về sau máu ra nhiều hơn thành giọt hoặc thành tia. Lâu dần máu ra nhiều hơn có thể khi đi lại nhiều, ngồi xổm máu cũng ra, đôi khi người bệnh đi đại tiện thấy có máu cục do máu chảy ra đọng lai trong ống hậu môn tạo thành cục máu đông.
2.2 Sa búi trĩ. (trĩ độ II trở lên).
Trĩ độ II trở lên, búi trĩ sa ra ngoài hậu môn tạm thời hoặc thường xuyên, đôi khi còn chảy dịch ẩm ướt khó chịu.
2.3 Cảm giác đau, rát, ngứa khó chịu ở hậu môn.
Nếu mới bị thì có thể bạn sẽ không có biểu hiện này, tuy nhiên cảm giác đau càng tăng khi có biến chứng viêm, sưng hoặc tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra khi búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân lúc nào cũng thấy ẩm ướt và ngứa.
3. Bệnh trĩ được chia ra làm 3 loại:
•    Trĩ nội
•    Trĩ ngoại
•    Trĩ hỗn hợp
Ống hậu môn được chia làm hai vùng khác nhau dọc theo chiều dài của ống bằng một đường gọi là đường lược.
3.1 Trĩ nội:
Trĩ nội có nguồn gốc từ các đám rối tĩnh mạch trĩ trong, ở phía trên đường lược, phủ bởi lớp niêm mạc, thường có 3 búi trĩ chính.
+ Đặc điểm của trĩ nội:
•    Điểm xuất phát trên đường lược.
•    Bề mặt là lớp niêm mạc của ống hậu môn.
•    Không có thần kinh cảm giác.
•    Diễn tiến và biến chứng: Chảy máu, sa trĩ nghẹt, viêm da quanh hậu môn.
Phân độ:
Trĩ nội phân làm 4 độ:
•    Độ 1: Búi trĩ nằm trong ống hậu môn, đại tiện ra máu có trường hợp ra máu nhiều gây thiếu máu.
•    Độ 2: Khi đi đại tiện búi trĩ sa ra ngoài hậu môn nhưng khi đại tiện song búi trĩ tự thụt vào trong hậu môn.
•    Độ 3: Khi đại tiện song, búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn nhưng không tự co lên được mà người bệnh phải dùng tay đẩy búi trĩ thì búi trĩ mới vào bên trong hậu môn được.
•    Độ 4: Búi trĩ sa ra và nằm thường xuyên ở bên ngoài. Ngay cả khi người bệnh dùng tay thì cũng khó đẩy vào hoàn toàn bên trong hậu môn.
3.2 Trĩ ngoại.
Trĩ ngoại có nguồn gốc từ đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài, phía dưới đường lược phủ bởi lớp da, thường ở ngoài ống hậu môn, sát mép hậu môn.
Đặc điểm của trĩ ngoại: Không chảy máu nhưng hay có biến chứng tắc mạch gây nhồi máu, đau buốt, điều trị nội khoa từ 2 – 5 ngày bằng thuốc giảm đau, giảm viêm nề ngâm tại chỗ, không đỡ tiến hành chích giải phóng máu tụ.
3.3 Trĩ hỗn hợp.
Là sự liên hết giữa trĩ nội và trĩ ngoại với nhau thành một thể nhưng quan sát kỹ vẫn có ranh giới giữa 2 phần.
4. Biến chứng của bệnh trĩ.
Bệnh trĩ nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, sẽ gây ra những biến chứng nặng nề, thậm chí là nguy hiểm tới tính mạng như:
•    Biến chứng tắc mạch trĩ.
•    Biến chứng trĩ sa nghẹt.
•    Biến chứng viêm nhiễm.
•    Biến chứng bội nhiễm.
Ngoài những biến chứng kể trên, mà bệnh nhân không điều trị dứt điểm sẽ dẫn tới những biến chứng nặng nề hơn, nguy hiểm hơn: Rò hậu môn và nứt kẽ hậu môn.
5. Phương pháp điều trị bệnh trĩ.
Có 2 phương pháp điều trị bệnh trĩ:
•    Nội khoa
•    Ngoại khoa.
5.1. Phương pháp điều trị nội khoa: Điều trị bệnh ở giai đoạn đầu, các đợt kịch phát: chảy máu, sa trĩ tắc mạch.
 
Thay đổi lối sống.
•    Tránh lao động thường xuyên ở tư thế ngồi hay đứng lâu.
•    Không ăn các chất kích thích chua cay, không rượu bia thuốc lá.
•    Ăn nhiều rau quả tươi và chất xơ tránh táo bón, uống nhiều nước.
•    Tập các thói quen đi đại tiện vào giờ nhất định, tránh rặn mạnh, ngồi lâu trong nhà vệ sinh khi đại tiện.
•    Thực hiện ngâm rửa vệ sinh búi trĩ tránh hiện tượng viêm nhiễm.
Một số biện pháp điều trị trĩ nội: Thắt búi trĩ bằng vòng cao su, laser, quang đông hồng ngoại…(chỉ định dùng cho trĩ độ 1 và 2).
Điều trị bằng thuốc:
•    Ưu điểm: Phương pháp điều trị nội khoa là có tác dụng nhanh làm giảm hẳn triệu chứng, các thuốc điều trị rất dễ tìm trên thị trường.
•    Nhược điểm: Phương pháp điều trị nội khoa chỉ có tác dụng tạm thời điều trị triệu trứng bệnh: chảy máu, đau rát, sa… mà không thể chữa khỏi hoàn toàn được.
5.2. Phương pháp ngoại khoa:
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh để điều trị bằng các thủ thuật hay phẫu thuậtn chỉ định:
•    Chảy máu nhiều
•    Trĩ ngoại
•    Trĩ nội ngoại kết hợp
•    Khi các phương pháp điều trị nội khoa không có kết quả
•    Trĩ có một số biến chứng: Huyết khối trĩ, trĩ nghẹt
•    Trĩ ở mức độ 3 – 4
•    Các biện pháp phẫu thuật: Phẫu thuật Longo, Miligan Morgan
Ưu điểm và nhược điểm các phương pháp điều trị:
•    Khi thực hiện thủ thuật trong điều trị trĩ thì dễ thực hiện, đơn giản, nhanh chóng và an toàn. Nhưng phương pháp này cần phải được thực hiện bởi bác sỹ có tay nghề cao, kỹ thuật vững càng mới cho kết quả tốt, tránh biến chứng.
•    Quang đông hồng ngoại, dùng tia lazer: Không đau, an toàn, cầm máu rất hiệu quả. Nhưng máy móc sử dụng đắt tiền và phải làm thủ thuật nhiều lần.
•    Phẫu thuật Miligan Morgan tránh được các biến chứng: Nhược điểm là đau sau mổ, thời gian nằm viện dài, thời gian trở lại lao động muộn và không hiệu quả trong các trường hợp trĩ vòng.
•    Phương pháp Longo: Không đau, thời gian nằm viện ngắn, trả bệnh nhân về lao động sớm, nhược điểm này là chi phí cao, chưa được đánh giá đầy đủ về hiệu quả do thời gian theo dõi còn ngắn.
5.3. Dùng thực phẩm chức năng.
Đây là phương pháp điều trị tự phát của bệnh nhân sau khi điều trị bằng các phương pháp Tây y không triệt để. Bệnh nhân tin vào việc điều trị bằng thực phẩm chức năng là an toàn và hiệu quả cao lại không tái phát. Vì thực phẩm chức năng chủ yếu thành phần tự nhiên. Tuy nhiên, phương pháp này có những ưu và nhược điểm nhất định:
•    Ưu điểm: Sản phẩm là viên nang nên rất dễ mang theo bên mình và dễ sử dụng, lại có thể dễ dàng mua được.
•    Nhược điểm: Chi phí cao, quá trình điều trị lâu dài, và phải phụ thuộc vào thuốc. Nghĩa là khi uống thuốc thì triệu chứng bệnh giảm hoặc mất hẳn đi, nhưng ngừng thuốc thì bệnh lại tái phát.
6. Phương pháp điều trị bệnh trĩ theo Đông y.
Trong khi các thuốc tây y không chữa được bệnh trĩ một cách triệt để, phẫu thuật hoặc thủ thuật đều chỉ chữa phần ngọn của bệnh (cắt búi trĩ mà không điều trị nguyên nhân) và để lại hậu quả thì giải pháp dùng đông y chữa trĩ lại hiệu quả cao (chữa từ gốc của bệnh – nguyên nhân gây bệnh. Thành phần đương quy, hoa hòe, nghệ củ, tam thất, địa du, thăng ma, sài hồ, huyết giác, sinh địa và một số thảo dược khác. Thuốc giúp làm lưu thông huyết, hoạt huyết, cầm máu ở vùng hậu môn, làm bền thành mạch, co các mạch máu lại để làm tăng độ bền của mô, co búi trĩ, sát trùng, chống viêm trong các trường hợp bội nhiễm. Với thuốc ngâm hậu môn có thành phần là hoàng bá, đảm phàn, diếp cá, thăng ma và các dược liệu khác có tác dụng giảm đau, chống viêm nhiễm, hỗ trợ triều trị co búi trĩ. Chỉ cần lấy nửa gói bột cho vào miếng vải buộc lại đun sôi cùng 2 lít nước sau đó đợi ấm ngâm hậu môn khoảng 10- 15 phút/ ngày, ngâm 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ.
Thuốc điều trị bệnh trĩ hoàn toàn là thảo dược lành tính lên khi bệnh nhân sử dụng thuốc sẽ không gặp bất cứ tác dụng phụ nào, (còn điều trị bằng thuốc tây y thường hay gặp tác dụng phụ không mong muốn).Thuốc dạng bột có thể mang đi xa điều trị, không bị gián đoạn sử dụng thuốc. Khi dùng thuốc kiêng rượu bia, hạn chế ăn đồ nóng và tuyệt đối không dùng chung với các loại thuốc tây y. Liệu trình điều trị thuốc đặc trị bệnh trĩ gồm kết hợp 2 loại đó là thuốc uống dạng bột, thuốc bột ngâm hậu môn.

1. Thuốc uống dạng bột:
Thành phần: Đương quy, hoa hòe, nghệ củ, tam thất, địa du, thăng ma, sài hồ, huyết giác, sinh địa và một số thảo dược ở vùng núi tây bắc.
Tác dụng: Làm lưu thông huyết, hoạt huyết, cầm máu ở vùng hậu môn làm bền thành mạch, làm co các mạch máu lại để làm tăng độ bền của mô, co búi trĩ thuốc có tác dụng sát trùng, chống viêm trong các trường hợp bội nhiễm.
Công dụng của từng thành phần:
•    Đương quy: Dùng rễ cây là loại thuốc quý, có tác dụng: bổ máu, chống thiếu máu chống suy nhược cơ thể, ngoài ra con tác dụng hoạt huyết, giảm đau, kháng viêm nhuận tràng, thông đại tiện, chống táo bón.
•    Hoa hòe: Có chứa chất rutin có hoạt tính vitamin P. tác dụng: Tăng sức bền của thành mạch, giảm tính giòn, tăng tính thẩm thấu của mao mạch, tăng bền vững của hồng cầu, giảm trương lực cơ trơn, chống co thắt, chống suy tĩnh mạch và giãn mạch.
•    Nghệ: Trong củ nghệ có hoạt chất curcumin có tác dụng chống viêm và mau lành vết thương.
•    Tam thất: Có tác dụng hóa ứ cầm máu, tiêu thũng, giảm đau, bổ khí huyết, chống thiếu máu, mệt mỏi hoa mắt.
•    Địa du: Tác dụng cầm máu.
•    Thăng ma: Có tác dụng lưu thông khí huyết giảm đau kháng viêm giai độc.
•    Huyết giác: Phá ứ, hoạt huyết, giúp lưu thông máu.
•    Sài hồ: Vị đắng tính mát có tác dụng giảm đau, giải nhiệt lam mát cơ thể.
•    Sinh địa: Chống ứ huyết, lưu thông, cầm máu.
Cách sử dụng: Lấy một gói thuốc bột chia ra uống 2 lần trong ngày, buổi sáng và buổi tối sau ăn 30 phút. Khi uống pha với nước nóng nguấy đều thuốc tan gia rồi uống.
2. Thuốc bột ngâm hậu môn.
Thành phần: Hoàng bá, đảm phàn, diếp cá, thăng ma và các lược liệu khác.
Tác dụng: Giảm đau chống viêm nhiễm, hỗ trợ triều trị co búi trĩ.
Công  dụng của từng thành phần dược liệu:
•    Hoàng bá: Sát khuẩn, tiêu viêm, giải độc.
•    Đảm phàn: Sát khuẩn, tiêu viêm giảm đau.
•    Diếp cá: Kháng viêm, kháng khuẩn.
•    Thăng ma: Lưu thông khí huyết, giảm đau, chống viêm giải độc.
Cách dùng thuốc: Lấy nửa gói bột cho vào miếng vải buột lại đun sôi cùng 2 lít nước sau đó đợi ấm ngâm hậu môn khoảng 10 – 15 phút ngày ngâm 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ.
 
3. Ưu điểm của bài thuốc đặc trị bệnh trĩ
•    Điều trị triệt để bệnh trĩ, hiệu quả lâu dài.
•    Điều trị được các dạng trĩ: Nội, ngoại, hỗn hợp, trĩ vòng.
•    Thời gian điều trị ngắn ngày tùy vào tình trạng của bệnh.
•    Bệnh nhân không bị đau đớn.
•    Không gây tổn thất đến cấu trúc của hậu môn.
•    Bệnh nhân không bị mất máu.
•    An toàn cho bệnh nhân, không gây nhiễm trùng, không gây biến chứng.
•    Với thành phần 100% là thảo dược tự nhiên nên rất an toàn cho cơ thể. Bài thuốc chữa trị bệnh trĩ được bào chế dưới dạng bột. Nên rất tiện cho việc sử dụng. Để việc sử dụng thuốc điều trị bệnh có hiệu quả cao bệnh nhân phải kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp. Khi sử dụng thuốc điều trị đặc trị bệnh trĩ không được dùng chung với các loại thuốc tây y có bán trên thị trường hoặc thực phẩm chức năng khác.
7. Phòng bệnh
Sau khi điều trị để tránh bệnh trĩ tái phát bệnh nhân nên có chế độ sinh hoạt ăn uống khoa học hợp lý :
•    Điều chỉnh chế độ ăn: Ăn đủ chất, tăng cường chất xơ bằng cách ăn nhiều rau xanh, hoa quả mát như: khoai lang, chuối, đu đủ, táo.
•    Uống nhiều nước ngày uống từ 2 – 3 lít nước.
•    Tập thể dục thường xuyên, tránh ngồi quá lâu hoặc đứng quá lâu.
•    Tránh căng thẳng, làm việc quá sức.
•    Bỏ các thói quen xấu như nhịn đi cầu, khi buồn đi cầu nên đi ngay, và tránh ngồi quá lâu khi đi cầu để đọc sách báo, chơi game.
•    Đại tiện ngay khi có cảm giác buồn đại tiện.
•    Những người đã bị bệnh trĩ rồi có thể tự chăm sóc ở nhà để bệnh không bị nặng thêm như. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hậu môn ngâm hậu môn vào nước muối loãng ấm khoảng 10 phút trước khi đi ngủ.

                                                                             



Tra Cứu Vị Thuốc Theo Vần

A

B

C

D

Đ

E

G

H

I

K

L

M

N

O

P

Q

R

S

T

U

V

X

Y




XEM THÊM CÁC LOẠI THẢO DƯỢC QUÝ KHÁC

 cà gai leo 

cà gai leo giải rượu bảo vệ gan  giảo cổ lam  phòng và điều trị gan nhiễm mỡ

 dây thìa canh

điều trị tiểu đường chuốt hột điều trị sỏi thận,sỏi mật

 hoa tam thất

điều trị mất ngủ hoa nhài an thần, giảm căng thẳng, thanh nhiệt

 rễ bồ công anh

phòng và điều trị ung thư máu hoa cúc an thần, điều hòa kinh nguyệt

 

cao mật nhân

 

điều trị xương khớp gout cao atiso đà lạt giải độc gan, mát gan

 

 

Các Tin khác