HƯƠNG NHU
Tên khác:
Hương nhu, huongnhau - vị thuốcVị thuốc Hương nhu còn gọi Nhu (Thổ Thiên) Hương nhung (Thực Liệu Bản Thảo), Bạch hương nhu (Bản Thảo Đồ Kinh), Hương thái (Thiên Kim Phương), Mật phong thảo (Bản Thảo Cương Mục) Hương nhu, Hương đu, Mậu dược, Thạch giải, Sơn ông, Nhưỡng nhu, Cận như, Nô dã chỉ, Thanh lương chủng (Hòa Hán Dược Khảo) Trần hương nhụ, Hương nhự (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Hương nhu trắng, Hương nhu tía, É tía (Dược Liệu Việt Nam).
Tác dụng, Chủ trị:
+ Tán thủy thủy, chủ hoắc loạn, bụng đau, nôn mửa (Biệt Lục).
+ Chủ cước khí hàn thấp (Bản Thảo Cương Mục).
+ Phát hãn, thanh thử, lợi thấp, hành thủy (Trung Dược Học).
+ Phát hãn, thanh thử, lợi thấp, tán thủy. Trị mùa hè bị sốt, sợ lạnh, không mồ hôi, đầu đau, ngực đầy, thử thấp, phù thũng, phong thủy, bì thủy (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Tán hàn, giải biểu, kiện Vị, lợi niệu (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
Liều dùng: 8 – 20g.
Kiêng kỵ:
+ Uống hiều bị hao khí (Y Lâm Toản Yếu).
+ Không có biểu tà không nên dùng (Bản Thảo Tùng Tân).
+ Vì tính của Hương nhu ôn vì vậy, không nên uống nóng vì có thể bị nôn mửa (Bản Thảo Cương Mục).
+ Người trúng nhiệt: kiêng dùng. Người chân khí hư yếu: không nên uống nhiều (Đông Dược Học Thiết Yếu).
+ Mồ hôi nhiều, biểu hư: cấm dùng (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).