CÂY LA
Còn gọi là la rừng, ngoi, cà hôi, pô hức, chìa vôi, sang mou.
Tên khoa học Solanum verbascifolium L.
Thuộc họ Cà Solanaceae
A. Mô tả cây
Cây nhỏ hoặc nhỡ cao 2.5-5m. Toàn cảnh, lá phủ một lớp lông dày hình sao màu vàng nhạt, hoặc vàng xám. Lá mọc cách, hình thuôn, hai đầu nhọn, mép nguyên, cả hai mặt đều có lông min, dày hơn mặt dưới, cuống ls dài 2-4cm.
Cụm hoa hình xim lưỡng phân hoặc xim ngù, hoa hình chén, phủ đầy lông mềm, tràng hoa màu vàng nhạt, đường kính 0.5-1.3cm, với 6 hình cầu, đường kính 6mm, hạt rất nhiều có vân mạng đường kính 2mm.
Lá cây có khi vò có mùi thơm phảng phất mùi hồng bì.
B. Phân bố, thu hái và chế biến
Cây mọc hoang tại các tỉnh miền Bắc, ưa mọc nơi dãi nắng.
Thường người ta hái tươi về dùng, ngoài ra còn dùng rễ đào quanh năm, thái mỏng phơi hay sấy khô.
C.Thành phần hoá học
Trong cây la có solianin, saponozit, một ít tinh dầu. Vỏ rễ có 0.3% solasodin.
D. Công dụng và liều dùng
Trong nhân dân, lá la tươi dùng chữa lòi dom, hắc lào, sán trâu bò.
Tại các nước khác lá la được dùng chữa tiểu tiện đục và phụ nữ khí hư
Đơn thuốc có lá la
Đắp lòi dom: Lá tươi ngăt bỏ cuống và gân, giã nát sao nóng dịt vào chỗ lòi dom sau khi đã rửa sạch bằng nước ấm. Có thể để nguyên cả lá, úp vào dom hay nướng cháy lá vo lại cho vào hậu môn. Nên làm vào buổi tối trước khi đi ngủ để tránh đi lại.
Chữa hắc lào: Lá la tươi vò lấy nước, chấm vào vết hắc lào