Mỗingày Việt Nam có hơn 300 người chết vì Ung Thư, số ngườiChếtvì ung thư hàng năm còn khủng khiếp hơn số người chết vì CORONA ở Vữ Hán, Trung Quốc vừa qua.
Vậy cần phải làm gì để phòng chống Ung Thư?
Cần phải làm gì để chúng ta không phải là một trong số hàng trăm nghìn người mắc bệnh Ung Thư tại Việt Nam hàng năm?
Ung thư đang trở thành gánh nặng của gia đình, xã hội với số ca mắc ngày càng tăng cao trong cộng đồng. Ước tính năm 2018, cả nước có khoảng 165 nghìn ca mắc mới, mỗi ngày có hơn 300 người chết vì ung thư.
Đó là nội dung được các chuyên gia đề cập trong Hội nghị Ung thư Pháp – Việt tổ chức tại Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á, TPHCM (ngày 18/11). Số liệu thống kê đến năm 2018 toàn cầu có khoảng 23 triệu người đang sống chung với ung thư, trong đó mỗi năm có hơn 14 triệu người mắc mới và 8,2 triệu người tử vong.
Với số ca mắc bệnh nhiều, ngày càng tăng nhanh dự kiến vượt 190.000 ca vào năm 2020, tỷ lệ tử vong 110/100.000 người, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1).
Ở nam giới, ung thư phổi chiếm tỉ lệ mắc và tử vong hàng đầu, kế đó là dạ dày, gan, đại trực tràng. Ở nữ giới lần lượt là ung thư vú, dạ dày, phổi. Phần lớn ung thư đều có thể chữa khỏi khi phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Tuy nhiên, thực tế, hầu hết người bị bệnh ung thư ở Việt Nam đến khám và điều trị ở giai đoạn muộn nên việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém.
Mặt khác, việc điều trị cho bệnh nhân ung thư hiện đang đối mặt với nhiều khó khăn khi hệ thống các cơ sở điều trị ung thư vẫn chưa phủ rộng trên cả nước. Hiện các bệnh viện chuyên khoa ung thư luôn trong tình trạng quá tải đã làm chậm khả năng phát hiện sớm và điều trị ung thư kịp thời, giảm cơ hội sống của người bệnh.
Đến nay với sự phát triển của y học, các phương pháp điều trị ung thư đã có những tiến bộ vượt bậc giúp điều trị khỏi, đẩy lùi bệnh, kéo dài sự sống cho con người. Tuy nhiên, tại Hội nghị GS.Jean Chung Minh – Chủ tịch Hội trao đổi Y học (Medical Exchange) cho rằng, cơ hội để tiếp cận với những thành tựu y học trong phòng và điều trị ung thư của Việt Nam còn hạn chế.
“Việt Nam cần xây dựng thêm nhiều bệnh viện chuyên về ung thư, đào tạo chuyên môn cho y bác sĩ, quan trọng hơn là tuyên truyền, phổ biến cho người dân tăng cường các giải pháp phòng bệnh, tầm soát bệnh từ khi chưa có biểu hiện. Mức độ bao phủ tầm soát càng rộng càng tốt để hạn chế số ca mắc mới, điều trị sớm cho bệnh nhân ung thư giúp người bệnh thoát khỏi ung thư hoặc nâng cao hiệu quả điều trị, cải thiện chất lượng sống” – GS.Jean Chung Minh chia sẻ.
Khẳng định việc phòng và điều trị ung thư ở giai đoạn sớm sẽ mang lại hiệu quả cao, các chuyên gia y tế trong và ngoài nước khuyến cáo cộng đồng cần chủ động bảo vệ bản thân bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể, trong ăn uống cần ưu tiên cho dinh dưỡng thực vật gồm các loại rau, trái tươi, hột, củ, đậu nguyên trạng. Thực vật nên chiếm ít nhất một nửa trong khẩu phần bữa ăn bởi thực vật chứa ít chất béo nhiều chất xơ và nhiều chất kháng ung thư. Phần còn lại dành cho cá, thịt, trứng và thức ăn từ sữa, tuy nhiên nên dùng ít thịt bởi nó chứa nhiều chất béo gây ung thư.
Việc uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp kích hoạt miễn dịch, đưa chất dinh dưỡng khắp cơ thể, rửa sạch chất độc nhưng cần tránh các loại giải khát có đường. Rau trái có màu đậm, sáng, tỏi, gừng, bột cà ri là các gia vị tốt là các thức ăn kháng oxi hóa phòng tránh ung thư tốt. Nên dùng cá, thịt gà nhiều hơn các loại thịt đỏ như bò, heo, cừu; dùng dầu thực vật, bớt ăn các thức ăn như hun khói, muối mặn, làm dưa. Không thuốc lá, hạn chế rượu bia; chú ý ngủ sớm, ngủ đủ giấc, tăng cường vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp hạn chế nguy cơ mắc ung thư cho cơ thể.
Nguồn: