Sử sách lưu truyền lại, Tắc Thiên hoàng đế không chỉ là người phụ nữ quyền lực, mà còn là nhân vật ẩn chứa hàng loạt bí ẩn hậu cung, đặc biệt là đời sống phòng the cực kỳ sung mãn kể cả trong những năm tháng cuối đời. Và theo sử sách, bài thuốc giúp người phụ nữ này được “hưởng dương” nhiều đến vậy được chế từ cây ích mẫu.
|
Võ Tắc Thiên dành không ít thời gian và công sức để duy trì sắc đẹp và sự quyến rũ của mình (Ảnh minh họa).
|
Những cuộc “truy hoan” khác lạ trong cung cấm
Dẻo dai một phần do di truyền?
Ngoài những bài thuốc, những bí thuật lưu truyền cho đến ngày nay, thì ngoại sử Trung Hoa cũng đồn đoán Võ Tắc Thiên hoàng đế sở dĩ “sung mãn” đến vậy còn nhờ bản năng ham muốn sẵn có được thừa hưởng từ gien di truyền. Mẹ ruột của Võ Tắc Thiên, bà Vinh Quốc Phu nhân, sau này đổi lại làm Thái Nguyên Vương phi, dù đã 88 tuổi vẫn thường bắt những “người tình” trẻ đẹp phục vụ nhu cầu tình dục rất cao của mình. Trong lịch sử nhà Đường lưu lại, thì chính Vinh Quốc Phu nhân là người đã gây ra vụ án loạn luân động trời, khi gian dâm cùng chính cháu ngoại của mình là Hạ Lan Mẫn.
|
Võ Tắc Thiên từ nhỏ vốn đã là người phụ nữ có tính cách mạnh mẽ khác thường. Tính cách ấy cộng với những gai góc được tôi luyện từ cuộc sống trong cung cấm đã góp phần tạo nên một Võ Tắc Thiên mưu trí, nhưng cũng vô cùng tham lam, toan tính. Sự tham lam không chỉ thể hiện trên chính trường mà còn bộc lộ rõ trong cả đời sống tình dục. Là một người đàn bà thông minh, bà không cam chịu bị dồn vào thế bị động, phải “đứng dưới, nằm dưới” những người đàn ông. Bà luôn mang tâm lý chiếm hữu và thâu tóm trong mọi tình huống. Chính vì vậy, để những cuộc mây mưa chốn the phòng của mình thú vị, Võ Tắc Thiên luôn biết cách làm cho những bạn tình của mình ngây ngất, si mê.
Võ Tắc Thiên vào cung năm 14 tuổi để hầu hạ Đường Thái Tông, nhưng chẳng bao lâu sau bà bị hoàng đế gạt sang một bên. Sau khi Đường Thái Tông chết, Võ Tắc Thiên xuất gia, rồi cải giá lấy Đường Cao Tông (Lý Trị). Những năm cuối đời, Đường Cao Tông mắc rất nhiều bệnh, cơ thể suy nhược. Điều này khiến nhu cầu chăn gối của Võ Tắc Thiên gần như không được đáp ứng. Năm Hoằng Đạo thứ nhất, tức năm 683, Đường Cao Tông bạo bệnh qua đời, Võ Tắc Thiên độc bá triều chính. Lúc này, khi cuộc đấu tranh giành quyền lực đã kết thúc, dẹp bỏ những mưu toan chính trị sang một bên, Võ Tắc Thiên bắt đầu nghĩ đến thú chơi xác thịt để thỏa mãn bản năng của mình. Năm đó, Võ Tắc Thiên đã 61 tuổi, độ tuổi tưởng chừng đã già cho những nhu cầu sinh lý. Nhưng đối với bà, mọi thứ dường như mới chỉ bắt đầu. Bà bắt đầu tuyển chọn các mỹ nam, những người khôi ngô, tuấn tú, cơ thể vạm vỡ để vào cung hầu hạ mình. Tiết Hoài Nghĩa, Thẩm Nam Cù, Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông… lần lượt trở thành các sủng nam hầu hạ ngày đêm bên cạnh vị nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Có thể nói, đối với mỗi người đàn ông, Võ Tắc Thiên lại có kỹ nghệ riêng của mình. Một trong những tuyệt chiêu được bà áp dụng cho tình nhân Lý Trị, đó là trang trí phòng ngủ nhằm khơi dậy được ham muốn và sự thích thú nơi bạn tình. Sử sách ghi lại: “Vào lúc đêm khuya yên tĩnh, nàng ở trên long sàng sử dụng roi da, búa sắt, và các dụng cụ giải trí có âm thanh để mang đến cho Lý Trị sự thích thú và niềm khoái lạc. Ngoài ra, trong phòng ngủ của Lý Trị và Võ Tắc Thiên còn treo rất nhiều tấm gương đồng lớn. Khi Lý Trị còn khỏe mạnh, những cuộc ân ái thâu đêm suốt sáng của hai người đều diễn ra tại đây. Họ vừa mây mưa vừa nhìn những tấm gương đồng để thưởng thức cảnh tượng ái ân và nét quyến rũ từ cơ thể mình”.
Những cuộc vui vầy ân ái của Tắc Thiên hoàng đế tưởng như kéo dài không hồi kết. Đến tuổi 80, bà vẫn chọn toàn những nam sủng trẻ trai, sung mãn. Nói về bí quyết duy trì phong độ trên “long sàng” ở tuổi “xưa nay hiếm” của Võ Tắc Thiên, nhiều tài liệu đến nay còn ghi lại một bài thuốc bí truyền của bà. Bài thuốc ấy được chế từ cây ích mẫu có tên “Võ Tắc Thiên Mỹ dung”. Chính công dụng cực kỳ đặc biệt của bài thuốc này, kết hợp với thuật “súc âm công” (Báo GĐ&XH Cuối tuần đã có dịp bàn luận) đã giúp Tắc Thiên hoàng đế làm mê mệt, dù bà đã trải qua 2 đời chồng và sinh đến 4 con trai, 2 con gái.
Giải mã bài thuốc bí truyền
Theo nhiều tài liệu lưu truyền, thì bài thuốc mang tên “Võ Tắc Thiên Mỹ dung” rất cầu kỳ, từ cách sử dụng nguyên liệu đến cách thức pha chế. Vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm, bà cho các thái y nhổ cả cây ích mẫu, rửa sạch đất cát, đem phơi khô. Sau đó, số nguyên liệu này được đốt để sàng lọc lấy những phần tro mịn nhất. Phần tro được trộn với nước rồi vo thành từng viên to bằng quả trứng gà đem ra phơi nắng cho khô. Khi các thành phẩm đó đã khô, bà cho đào một cái bếp đất, bốn mặt đều có bốn lỗ nhỏ, đảm bảo bếp nguyên khối đất rồi bỏ các cục tro ích mẫu vào giữa bếp lò, dùng lửa thật nhỏ để đốt sao cho cục tro không bị cháy thành màu vàng đen mà chỉ cháy thành màu trắng mịn.
Các cục tro màu trắng mịn này được cho vào cối gốm, dùng chày bằng thủy tinh để giã nhỏ cho đến khi bột thuốc thật mịn. Số bột thuốc sẽ được giữ gìn cẩn thận trong lọ sạch, kín hơi. Khi cần dùng, bà sẽ lấy một ít bột tro hòa với nước sạch để rửa tay, rửa mặt, giúp cho da dẻ được trắng mịn, mặt sẽ sáng như ngọc, làm tan những nốt đen hoặc vàng trên da. Nếu muốn da toàn thân có màu trắng mịn, đẹp, có thể pha bột vào nước tắm và xoa đi xoa lại trên da nhiều lần lúc tắm (theo sách Ngoại Đài Bí Yếu của Vương Đảo đời Đường). Dùng kết hợp cùng nhiều bài thuốc bổ khác, Tắc Thiên hoàng đế tin rằng cây ích mẫu chính là thứ thần dược, giúp bà cải lão hoàn đồng nhằm đạt được những ham muốn dục vọng của mình.
Trao đổi với PV GĐ&XH Cuối tuần về bài thuốc bí truyền này, PGS. TS Nguyễn Duy Thuần, Phó giám đốc Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dược liệu TW đánh giá: “Hiện nay, có rất nhiều nghiên cứu về tác dụng của cây ích mẫu đối với thai sản, đặc biệt là với tử cung. Ngoài ra, chúng tôi còn lưu giữ những nghiên cứu về loại cây này liên quan đến tim mạch, hô hấp. Còn về mặt thực tế, ích mẫu được dùng chữa bệnh đối với phụ nữ sau khi đẻ như chữa rong huyết, rối loạn kinh nguyệt, khí hư. Các bài thuốc để chữa kinh nguyệt không đều, thuốc bổ điều kinh, đau mắt, các loại sưng đau… đều sử dụng cây ích mẫu. Theo tôi được biết, ở Trung Quốc cũng sử dụng cây ích mẫu để chữa các loại bệnh trên. Ngoài ra, họ còn sử dụng để chữa viêm cầu thận”.
Vị chuyên gia này cũng nhấn mạnh, về nguyên tắc, những loại thuốc bổ huyết, hoạt huyết nhẹ thì đều có tác dụng làm lưu thông mạch ngoại vi. Vì thế, có tác động đến làn da, dưỡng da tốt hơn. Có thể từ đó, họ suy luận ra tác dụng làm đẹp. “Tuy nhiên, nếu từ xa xưa Võ Tắc Thiên đã dùng nó như một thứ thần dược cải thiện khả năng sinh lý của mình ở tuổi bát tuần, thì bà ta hẳn đã kết hợp ích mẫu với các vị thuốc đại bổ hoặc chế độ ăn uống có công dụng đặc biệt khác nữa. Điều này thì có lẽ chỉ các tài liệu xưa mới chưng thực được, bởi thực tế là ở nước ta, nghiên cứu về tác dụng của cây ích mẫu còn rất hãn hữu”.
Đánh giá này PGS.TS Nguyễn Duy Thuần khá trùng khớp với sử liệu Trung Quốc về chế độ ẩm thực bồi bổ phục vụ cho đời sống chăn gối của Võ Tắc Thiên. Theo đó, để giúp bà thêm khỏe mạnh, các đầu bếp của ngự thiện phòng đã đông trùng hạ thảo hầm với thịt vịt để Võ Tắc Thiên bồi bổ sức khỏe. Món ăn này giúp bà cải thiện sức vóc tốt hơn, cứ cách hai ba ngày lại ăn một lần, sau hơn 1 tháng, khí sắc đã chuyển biến tốt khiến Võ Tắc Thiên có thể thoải mái sẵn sàng cho các cuộc ân ái không ngừng nghỉ.
Diệp Xuân