Hotline: 0978.491.908      Email: dongytruongxuanduong@gmail.com     

Trang chủ > >

Điều trị bệnh vẩy nến

Điều trị bệnh vẩy nến
Điều trị bệnh vẩy nến

Bệnh vảy nến

Đối với nhiều người, đặc biệt là các em học sinh thì mùa hè là thời điểm thú vị nhất trong năm bởi các em được nghỉ hè, được đi chơi nghỉ mát. Tuy nhiên, đó lại là thời điểm thích hợp để các bệnh phát triển. Đặc biệt là những căn bệnh về da. Theo như những khảo sát những năm gần đây cho thấy, số lượng người mắc các bệnh về da tăng lên rất cao trong đó số lượng người mắc bệnh vảy nến tăng lên rõ rệt. Hôm nay, thaoduocquy.vn sẽ giúp các bạn hiểu được bản chất căn bệnh vảy nến và cách phòng ngừa, chữa trị căn bệnh này.

Bệnh vảy nến là gì?

Vảy nến là một căn bệnh đã xuất hiện từ lâu trên thế giới nhưng hiện nay rất nhiều vấn đề về căn bệnh này vẫn còn là bí ẩn. Tuy nhiên, khoa học hiện nay cũng đã xác định rằng bệnh này liên quan đến rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền. Một số yếu tố khác cũng có thể làm bệnh tiến triển theo hướng tồi tệ hơn như stress, bia rượu, thuốc lá, nhiễm trùng da, rối loạn nội tiết, rối loạn chuyển hóa, khí hậu, môi trường…

Một điều được khẳng định chắc chắn rằng bệnh này không hề lây lan như nhiều lời đồn đại bên ngoài.

 

Biểu hiện

+ Thương tổn da: Chắc chắn sẽ gặp bởi đó là dấu hiệu cơ bản của bệnh. Chúng ta sẽ thấy các dát đỏ có vẩy trắng trên bề mặt da, nhìn giống như sáp nến trắng lúc bị cạo ra nên người ta gọi đây là bệnh vảy nến.

+ Vị trí: Chủ yếu là những vị trí hay bị tì đè, cọ xát như khuỷu tay, đầu gối, rìa tóc, vùng xương cũng và vùng mông. Tuy nhiên, một thời gian sau mà không chữa trị sớm thì các vết rộp đỏ đó sẽ lan ra toàn thân.

+ Thương tổn móng: Trường hợp này mắc khá nhiều bởi có đến 30-40% người bị bệnh vảy nến rơi vào tình trạng này. Lúc này trên móng tay ngả màu vàng đục, xuất hiện các chấm lỗ trên bề mặt móng tay. Nhiều khi là móng dày, mủn dần và mất luôn cả móng.

+ Thương tổn khớp (loại nặng): tùy từng mức độ thương tổn. Mức nhẹ, thương tổn da khu trú, chỉ có khoảng 2% bệnh nhân có biểu hiện khớp. Mức nặng, dai dẳng có đến 20% bệnh nhân có thương tổn khớp. Biểu hiện hay gặp nhất là viêm khớp mạn tính, biến dạng khớp, cứng khớp, lệch khớp, bệnh nhân cử động đi lại rất khó khăn … Một số bệnh nhân thương tổn da rất ít nhưng biểu hiện ở khớp rất nặng, đặc biệt là khớp gối và cột sống.

 Bệnh vảy nến có bao nhiêu biến thể

+ Thể thường: dựa vào vị trí thương tổn trên da, kích thước thương tổn như thương tổn thể giọt, thể đồng tiền, thể màng, vảy nến ở đầu, vảy nến đảo ngược.

+ Thể đặc biệt: ít gặp nhưng khó điều trị vì đây là trường hợp vảy nến mủ, vảy nến móng khớp, vảy nến da đỏ toàn thân.

 Thời gian tiến triển bệnh

Tiến triển lâu dài và cực kì khó chịu, gây ngứa ngáy khắp người, đặc biệt những vị trí bị bệnh. Ngoài ra, khi dùng thuốc điều trị thì phải triệt để nếu không bệnh sẽ tái phát và tiến triển nặng thêm.

Phương pháp điều trị

Như đã nói ở trên, đây là một căn bệnh mà vẫn còn rất nhiều điều là bí ẩn. Chính vì thế mà chưa có một loại thuốc nào đặc hiệu để trị khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Tuy nhiên trong những năm gần đây, cũng có khá nhiều loại thuốc mới được áp dụng để điều trị toàn thân và tại chỗ có tác dụng tốt, bệnh ổn định lâu dài.

Điều trị tại chỗ:  Cần sử dụng những thuốc bôi sau đây

+ Thuốc mỡ Salicylé 2%, 3%, 5% có tác dụng bong vẩy, bạt sừng.

+ Mỡ Corticoid : Eumovate, Diprosalic, … có tác dụng chống viêm rất tốt, thương tổn mất rất nhanh. Tuy nhiên không nên lạm dụng bôi nhiều và dài ngày vì sẽ gây biến chứng làm bệnh nặng thêm.

+ Mỡ có Vitamin A axit như: Differin, Isotrex, Erylick...: Có tác dụng bình thường hóa quá trình sừng hóa của da.

 Điều trị toàn thân: Các thuốc sau đây sẽ khá có ích để điều trị:

+ Vitamin A axit: Soritane, Tigasone...

+ Methotrexate.

+ Cyclosporin...

Nếu nói về tác dụng điều trị bệnh thì đây là những thuốc tốt. Tuy nhiên, chúng là những thuốc có tác dụng phụ khá nguy hiểm bởi chúng có thể gây quái thai, hạ bạch cầu, rối loạn các chức năng gan, thận… vì vậy phải thật cẩn thận và phải theo dõi nghiêm ngặt trong quá trình điều trị

+ Corticcoid: Đây là loại thuốc có tác dụng chống viêm và chống dị ứng và ức chế vi khuẩn rất mạnh những nó cũng là con dai hai lưỡi rất nguy hiểm bởi nó có thể gây nên tụt huyết áp, tăng cân không mong muốn, đái tháo đường, loãng xương…

Nhìn chung thì đây là phương pháp trị bệnh nhanh nhưng người viết khuyên các bạn không nên áp dụng bởi nếu áp dụng bạn có thể dính đến các căn bệnh nặng khó chữa khác, điều đó chắc chắn không ai mong muốn cả.

Trị liệu ánh sáng

+ Các phương pháp trên có thể được kết hợp với chiếu tia cực tím có bước sóng khác nhau cũng có kết quả tốt và kéo dài thời gian ổn định bnehj

+ Chính vì thế mà phương pháp này được áp dụng rộng rãi ở rất nhiều bệnh viện trên thế giới và đem đến kết quả rất khả quan.

 Phương pháp sinh học

Gần đây, những chất sinh học có tác dụng tốt trong bệnh vảy nếm đã được tổng hợp như  Efanecept, Alefacept, Efalizumab… Các nước phát triển trên thế giới đã đi đầu và áp dụng phương pháp này và đem đến kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, đây là phương pháp tuy hiệu quả nhưng lại tốn kinh phí nhất trong tất cả các phương pháp.

 Tư vấn:

Dù bạn có sử dụng phương pháp nào để điều trị căn bệnh này nhưng để có những kết quả khả quan nhất thì các bạn nên kết hợp các phương pháp này với việc sử dụng thảo dược. Hiện nay, rau má khô và kim ngân khô là loại thảo dược rất thích hợp trong việc điều trị căn bệnh này.

>> xem thêm tác dụng của rau má khô: tại đây

>> tác dụng của kim ngân khô : tại đây

 

 



Tra Cứu Vị Thuốc Theo Vần

A

B

C

D

Đ

E

G

H

I

K

L

M

N

O

P

Q

R

S

T

U

V

X

Y




XEM THÊM CÁC LOẠI THẢO DƯỢC QUÝ KHÁC

 cà gai leo 

cà gai leo giải rượu bảo vệ gan  giảo cổ lam  phòng và điều trị gan nhiễm mỡ

 dây thìa canh

điều trị tiểu đường chuốt hột điều trị sỏi thận,sỏi mật

 hoa tam thất

điều trị mất ngủ hoa nhài an thần, giảm căng thẳng, thanh nhiệt

 rễ bồ công anh

phòng và điều trị ung thư máu hoa cúc an thần, điều hòa kinh nguyệt

 

cao mật nhân

 

điều trị xương khớp gout cao atiso đà lạt giải độc gan, mát gan

 

 

Các Tin khác
MẸ CHỒNG TÔI…
   MẸ CHỒNG TÔI… (17/12/2024)
CHUYỆN VỢ CHỒNG
   CHUYỆN VỢ CHỒNG (17/12/2024)
BỮA ĂN CUỐI CÙNG
   BỮA ĂN CUỐI CÙNG (17/12/2024)
Người vợ đãng trí
   Người vợ đãng trí (17/12/2024)