Hotline: 0978.491.908      Email: dongytruongxuanduong@gmail.com     


Rượu nấm linh chi - Rượu thuốc đại bổ cho sức khỏe

Rượu nấm linh chi - Rượu thuốc đại bổ cho sức khỏe
Rượu nấm linh chi - Rượu thuốc đại bổ cho sức khỏe

 Thời xưa, nấm linh chi thuộc loại thuốc rất quý và hiếm, chỉ có vua chúa, người giàu và các đạo sĩ tu tiên ở trong núi mới có được để dùng. Ngày nay, nhờ phương pháp nuôi trồng nhân tạo, linh chi đã không còn là một thứ thuốc hiếm, và cũng không qúa đắt tiền nữa. Nhưng cũng chính vì linh chi đã trở thành thứ thuốc "quý mà không hiếm", nên khá nhiều người lại có thái độ coi thường, thích đi tìm những thứ thuốc hiếm, và quên mất những tác dụng kỳ diệu của nấm linh chi.

Nấm linh là vị thuốc rất cổ, đã được nghi trong sách "Thần nông bản thảo" (Bộ sách thuốc đầu tiên của Đông y), viết cách đây khoảng 2000 năm; và trong "Bản thảo cương mục" (Bộ sách thuốc nổi tiếng nhất của Đông y cổ truyền), cũng đã giới thiệu rất tường tận về nấm linh chi.

Theo Đông y:

    - Linh chi có vị ngọt, tính bình, không độc; vào các kinh Tâm, Can, Tỳ, Vị, Phế và Thận. Có tác dụng tư bổ cường tráng, an thần định chí. Dùng chữa cơ thể suy nhược, kém ăn, mất ngủ, hay quên, tâm loạn nhịp, ho nhiều đờm, ... Sách "Bản thảo cương mục" viết: Dùng linh chi lâu ngày thì thân thể nhẹ nhàng, trường sinh bất lão như các vị thần tiên.

    - Liều dùng: Mỗi ngày dùng từ 1,5-3g, tán bột, làm viên, ngâm rượu, chế xi-rô; hoặc chế các món ăn. Linh chi là vị thuốc có tính hòa hoãn (tác dụng tương đối chậm), uống lâu mới thấy rõ tác dụng. Độc tính của linh chi rất thấp, một số ít người dùng linh chi thấy mũi và miệng có cảm giác háo khô, hoặc dạ dày có cảm giác hơi khó chịu, không cần xử lý.

    - Kiêng kỵ: Theo sách "Bản thảo kinh tập chú" không dùng linh chi cùng với các vị thuốc "thường sơn", "biển thanh", "nhân trần".

Các kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy: Linh chi có tác dụng điều hòa chức năng hệ thần kinh, cải thiện giấc ngủ, tăng lưu lượng máu trong động mạch vành tim, tăng sức co bóp của cơ tim, điều hòa huyết áp, giảm mỡ máu, bảo vệ tế bào gan, ... Có thể sử dụng để chữa các bệnh như thần kinh suy nhược, bệnh động mạch vành tim, cao huyết áp, thiếu máu, viêm gan mạn tính, ...

Cách sử dụng nấm linh chi đơn giản nhất: 

Dùng toàn nấm linh chi đã phơi sấy khô, thái mỏng hoặc tán thành bột, đun nước sôi kỹ (sôi 15-30 phút) lấy nước uống trong ngày. Nhiều người còn mua nấm linh chi khô về nấu canh, nấu súp làm món ăn bổ dưỡng cao cấp, có thể cùng nấu với thịt, và một số vị thuốc bổ khác.

Nếu muốn chế nấm linh chi thành rượu thuốc, tùy theo nhu cầu, bạn có thể lựa chọn một trong số các công thức dưới đây:

    (1) Rượu linh chi:

        - Thành phần, cách chế, sử dụng: Linh chi 30g (thái nhỏ), rượu trắng 500ml; ngâm ít nhất 15 ngày, thỉnh thoảng lắc bình; mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20ml.

        - Tác dụng: Chữa thần kinh suy nhược, kém ăn, mất ngủ (Dược tửu dữ tư cao).

    (2) Rượu nấm linh chi nhân sâm:

        - Thành phần, cách chế, sử dụng: Linh chi 75g, nhân sâm 25g - 2 thứ đem thái nhỏ, đường phèn 150g, rượu trắng 500ml; ngâm các vị thuốc trong rượu ít nhất 15 ngày, thỉnh thoảng lắc bình; lọc lấy rượu, hòa đường phèn vào, thêm rượu trắng vào cho đủ 500ml; mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20ml.

        - Tác dụng: Bổ phế khí, chữa ho lâu ngày, suyễn thở do cơ thể suy nhược, người cao tuổi viêm khí quản mạn tính ho nhiều đờm (Bổ ích trung dược đích diệu dụng dữ kỵ khẩu).

    (3) Rượu linh chi đan sâm:

        - Thành phần, cách chế, sử dụng: Linh chi 30g, đan sâm 15g, tam thất 10g, rượu trắng 500ml; ngâm ít nhất 15 ngày, thỉnh thoảng lắc bình; mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20ml.

        - Tác dụng: Chữa thần kinh suy nhược, đau thắt tim, mất ngủ, tăng huyết áp, mỡ máu cao (Trung Quốc dược thiện đại toàn).

    (4) Rượu linh chi long nhãn:

        - Thành phần, cách chế, sử dụng: Linh chi 100g, hoàng tinh chế 100g, hà thủ ô chế 100g, long nhãn 50g, đảng sâm 50g, kỷ tử 50g, hoàng kỳ 50g, đương quy 50g, thục địa 50g, trần bì 25g, sơn dược (củ mài) 25g, phục linh 25g, đại táo (táo tầu) 25g; tất cả 13 vị trên tán thô, cho vào bình, đổ ngập rượu, ngâm ít nhất 15 ngày, thỉnh thoảng lắc bình; chắt lấy rượu thuốc, hòa thêm 500g đường phèn, thêm rượu vào cho đủ 7 lít; mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-20ml (Công thức rượu "Linh chi quế viên tửu" của Quảng Tây, Trung Quốc).

        - Tác dụng: Bổ khí huyết, mạnh thân thể, tăng cường chức năng tiêu hóa và hô hấp, bổ thận, bảo vệ gan. Dùng trong trường hợp cơ thể suy nhược, phụ nữ sau khi sinh gầy yếu, thiếu máu, tóc sớm bạc.

        - Kiêng kỵ: Người bị cảm mạo phát sốt, đau mắt đỏ, âm hư hỏa vượng không dùng được.

Trở lại câu hỏi, có thể cho linh chi vào thang thuốc ngâm rượu đã có sẵn hay không, xin trả lời bạn như sau: Nếu trong thang thuốc đó không có những vị thuốc có tính "tương kỵ" với nấm linh chi (như đã nói ở trên), thì vẫn có thể cho linh chi vào cùng ngâm rượu uống.




Tra Cứu Vị Thuốc Theo Vần

A

B

C

D

Đ

E

G

H

I

K

L

M

N

O

P

Q

R

S

T

U

V

X

Y




XEM THÊM CÁC LOẠI THẢO DƯỢC QUÝ KHÁC

 cà gai leo 

cà gai leo giải rượu bảo vệ gan  giảo cổ lam  phòng và điều trị gan nhiễm mỡ

 dây thìa canh

điều trị tiểu đường chuốt hột điều trị sỏi thận,sỏi mật

 hoa tam thất

điều trị mất ngủ hoa nhài an thần, giảm căng thẳng, thanh nhiệt

 rễ bồ công anh

phòng và điều trị ung thư máu hoa cúc an thần, điều hòa kinh nguyệt

 

cao mật nhân

 

điều trị xương khớp gout cao atiso đà lạt giải độc gan, mát gan

 

 

Các Tin khác