Phòng tránh các tai biến của tiểu đường
Tổn thương thần kinh:
Tổn thương thần kinh do tiểu đường gây ra những khó khăn trong chu trình thần kinh bình thường. Từ việc phát tín hiện thần kinh, phân tích tín hiệu đến việc phản ứng trở lại với tín hiệu thần kinh đều bị trì trệ & bất thường. Khi ấy, các cảm giác như dị cảm hoặc thậm chí mất cảm giác, đau nhức có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể.
Tổn thương thần kinh do tiểu đường thường thấy ở bàn chân & chân. Khi Bạn bị tổn thương này, dường như Bạn không có cảm giác của mộ vết thương, vết trầy sướt ở các vùng đó. Vết thương này có thể nhiễm trùng và gây ra một biến chứng nghiêm trọng. Chân có vết thương thậm chí có thể phải cắt bỏ để bảo vệ tánh mạng cho Bạn.
Tuy vậy, các biến chứng này có thể hoàn toàn tránh được bằng cách thường xuyên kiểm tra chân mỗi ngày. Nếu Bạn phát hiện một nơi nào sưng và đỏ hoặc có cảm giác ấm nóng hơn những vùng da khác thì hãy gọi cho BS ngay.
Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo tiểu đường biến chứng tổn thương dây thần kinh ở chân:
Biến chứng ở mắt:
Võng mạc là nơi giúp tiếp nhận ánh sáng & làm cho chúng ta thấy mọi vật, hình ảnh xung quanh. Tiểu đường có thể gây ra tổn thương và làm hủy hoại các mạch máu nuôi dưỡng võng mạc. Hậu quả là làm cho thị giác của Bạn bị yếu đi, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.
Nếu phát hiện sớm, biến chứng này có thể được chữa trị bằng phẫu thuật tia laser. Do vậy, người bị bệnh lý tiểu đường nên đi thăm khám mắt mỗi năm ít nhất một lần.
Dưới đây là các dấu hiệu cho biết có biến chứng ở mắt do bệnh lý tiểu đường gây ra:
-
Nhìn nhòe, mờ hơn 2 ngày
-
Đột nhiên mất thị lực ở một hoặc cả hai bên mắt
-
Có những điểm đen, các lưới hoặc những chớp lóe sáng trong lúc nhìn
-
Đỏ mắt
-
Đau nhức trong mắt, có cảm giác nặng mắt, mắt căng ra giống như sắp vỡ tung
Gọi ngay cho BS nếu Bạn bị những biểu hiện trên.
Tổn thương ở thận:
Bệnh lý tiểu đường có thể gây ra những tổn thương ở mạch máu nuôi dưỡng thận và làm cho thận bị suy yếu các chức năng vốn có là lọc thải các chất độc cho cơ thể. Người bị suy thận biến chứng của tiểu đường cần thiết phải chạy thận nhân tạo hoặc thậm chí ghép thận mới. Bệnh nhân bị tiểu đường có kèm theo cao huyết áp càng gia tăng nguy cơ bị suy thận. Suy thận có thể dẫn đến hôn mê do ngộ độc các chất độc mà thận không thải ra ngoài hết.
Đề phòng tai biến ở thận bằng cách thường xuyên xét nghiệm các chất đạm trong nước tiểu hàng năm. Người bị tiểu đường cũng nên thận trọng khi uống thuốc vì có một số loại thuốc làm cho tình trạng suy thận tiến triển nhanh hơn hoặc trầm trọng hơn. Tham khảo ý kiến BS trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
Bệnh lý tim mạch và các loại nhồi máu:
Người bị tiểu đường rất dễ bị bệnh lý tim mạch và các tai biến nhồi máu cơ tim, nhồi máu não. Đặc biệt nếu bị tiểu đường mà còn có hút thuốc hoặc nghiện rượu, cao huyết áp, cholesterol máu cao, béo phì hoặc tiền sử trong gia đình có người bị nhồi máu thì nguy cơ ấy là rất cao.
Các bệnh lý tim mạch cần được phát hiện & điều trị sớm để ngăn ngừa các biến chứng nhồi máu. Kiểm soát đường huyết, kiểm soát huyết áp, thường xuyên xét nghiệm kiểm tra cholesterol máu, đường huyết là những cách phòng ngừa biến chứng tim mạch do tiểu đường.
Bạn nên làm gì để phòng tránh các biến chứng của tiểu đường?
Những gợi ý dưới đây giúp Bạn có thể an toàn vui sống khi bị tiểu đường mà không phải phập phồng lo sợ các biến chứng:
-
Áp dụng chế độ ăn có lợi cho sức khỏe. Tăng cường chất xơ, giảm thiểu lượng chất béo, giảm thiểu muối, giảm thiểu các chất đường là những yêu cầu trong khẩu phần ăn của người bị bệnh tiểu đường
-
Giảm cân, kiểm soát trọng lượng cơ thể tránh béo phì hoặc quá cân
-
Thường xuyên kiểm tra huyết áp, uống thuốc đều đặn khi có chỉ định của BS
-
Tập thể dục thường xuyên, cố gắng tập lối sống năng động, vui vẻ.
-
Cai bỏ thuốc lá nếu đang hút thuốc. Bỏ rượu bia nếu đang uống rượu bia
-
Đi BS thường xuyên để được theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng nếu có
-
Gọi ngay cho BS khi phát hiện những dấu hiệu bất thường đã nêu ở trên.
- Thảo dược điều trị bệnh tiểu đường: Dây thìa canh, Mướp đắng, Hạt mê thi, Nụ vối, Trà giảo cổ lam...