Hotline: 0978.491.908      Email: dongytruongxuanduong@gmail.com     


Bài 2 Biến chứng của bệnh tiểu đường

Bài 2 Biến chứng của bệnh tiểu đường
Bài 2 Biến chứng của bệnh tiểu đường

BIẾN CHỨNG CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

 

Mục đích của việc điều trị của bệnh tiểu đường là đưa đường huyết xuống gần mức bình thường được chừng nào tốt chừng ấy để phòng ngừa các biểu hiện cấp tính do đường huyết bất thường gây ra (quá cao hay quá thấp) và ngăn chặn những biến chứng về lâu về dài của bệnh tiểu đường.

I. Biến chứng cấp tính do đường huyết quá cao hay quá thấp.


A. Hạ đường huyết (Hypoglycemia)

Khi đường huyết của bạn hạ xuống dưới mức bình thường, cơ thể của bạn sẽ không hoạt động bình thường nữa. Phần lớn bệnh nhân tiểu đường cảm thấy khó chịu khi đường huyết xuống dưới 70 mg/dl. Các triệu chứng có thể là thể chất hay tâm thần và xuất hiện rất nhanh.

Nguyên nhân:
Những nguyên nhân thường gây ra hạ đường huyết gồm có:

  • Dùng quá nhiều thuốc tiểu đường ( hay insulin )
  • Ăn uống không đúng giờ giấc
  • Bỏ qua các bữa ăn chính hay bữa ăn dặm
  • Vận động nhiều hơn bình thường.
  • Uống rượu khi bụng đói.

Triệu chứng:
Khi đường huyết xuống quá thấp, bạn có thể có những triệu chứng như sau:

  • Run rẩy
  • Toát mồ hôi
  • Mệt mỏi
  • Thấy đói
  • Tim đập nhanh
  • Mờ mắt hay nhức đầu
  • Thấy tê rần ở miệng và môi
  • Cáu gắt, hay lú lẫn
  • Ngất xỉu.

Cách xử trí:
Thông thường hạ đường huyết cũng dễ xử trí. Nếu bạn cảm thấy đường huyết của bạn có thể đang xuống thấp, hãy tự thử máu. Nếu lượng đường trong máu thấp hơn 70 mg/dl (hay lượng đường tối thiểu mà bác sĩ đề ra cho bạn), bạn nên lập tức dùng một thức ăn hay thức uống nào đó có chứa đường (khoảng 15 gram carbohydrate). Đường sẽ đưa đường huyết lên nhanh hơn các loại thức ăn khác.

HẠ ĐƯỜNG HUYẾT

Các triệu chứng thường gặp của hạ đường huyết

Nếu bạn cảm thấy đường huyết của bạn xuống thấp (do kinh nghiệm) nhưng ngay lúc đó bạn không có phương tiện để thử máu, cũng nên ăn một thức ăn có chứa đường. Vì mặc dù chỉ nghi ngờ, nếu ăn thêm một ít thức ăn nào đó cũng vẫn an toàn hơn là để bị các biến chứng hạ đường huyết xảy ra. Sau đây là một vài loại thức ăn giúp bạn giải quyết nhanh cơn hạ đường huyết:

  • 3 viên glucose
  • 1/2 cup nước trái cây (cam, táo. . .)
  • 1/2 cup nuớc ngọt loại thường (không phải loại "diet")
  • 6 đến 7 viên kẹo cứng
  • 1 ly sữa
  • 1 muỗng canh đường cát.
  • 1 muổng canh mật ong.

Những điều nên làm:
Người bệnh tiểu đường nên chuẩn bị sẵn các thức ăn hay thức uống có chứa đường để bất cứ lúc nào cũng có thể sử dụng để giải quyết cơn hạ đường huyết, nhất là khi ra bên ngoài. Thông thường, mọi người đều có thể cảm nhận được những triệu chứng của hạ đường huyết, tuy nhiên cũng có trường hợp đường huyết xuống quá thấp mà bệnh nhân không cảm thấy gì cả. Do việc các phản ứng hạ đường huyết xảy ra không báo trước, tất cả bệnh nhân có uống thuốc tiểu đường (hoặc tiêm insulin) nên mang theo người thẻ bài chứng nhận họ có bệnh tiểu đường. Gặp trường hợp bạn ngất xỉu và không nói được, thẻ bài này giúp người khác biết ngay việc gì xảy ra với bạn, và sẽ đem lại cho bạn sự cấp cứu nhanh chóng mà bạn cần. Điều này có thể cứu lại mạng sống của bạn.

B. Đường huyết lên quá cao (Hyperglycemia)
Khi đường huyết của bạn luôn luôn ở mức cao, có thể nói là bạn không kiểm soát được bệnh tiểu đường của bạn. Đường huyết có thể tăng lên từ từ, mỗi ngày một ít và cũng có thể một lúc tăng cao rất nhanh.

Nguyên nhân:
Đường huyết có thể tăng cao khi bạn:

  • Không dùng đủ thuốc viên tiểu đường (hay insulin)
  • Đang đau ốm hay bị căng thẳng tinh thần (stress).
  • Ăn uống quá độ
  • Ăn nhiều thức ăn có chứa nhiều đường
  • Không vận động cơ thể như thường lệ.

Triệu chứng:
Ngoài những lần thử máu thường lệ, bạn nên thử máu khi bạn cảm thấy:

  • Khát nước bất thường
  • Thấy đói bất thường
  • Đi tiểu nhiều hơn bình thường
  • Tiểu đêm
  • Da khô hay ngứa
  • Cảm thấy mệt hay buồn ngủ hơn bình thường
  • Mắt nhìn không rõ
  • Nhiễm trùng một nơi nào đó

Cách xử trí:
Thông thường tăng đường huyết không phải là một trường hợp cấp cứu, cần can thiệp gấp, nhưng đôi khi cũng xảy ra tình trạng nguy kịch.

Khi có đường huyết từ 180 đến 250, bạn có thể tự làm giảm đường huyết của bạn bằng cách:

  • Ăn uống theo kế hoạch.
  • Uống thuốc đúng liều và đúng giờ.
  • Thử máu (đường huyết) hàng ngày hoặc theo lời khuyên của bác sĩ.
  • Tập thể dục đều đặn.

Nếu đường huyết của bạn vẫn cao trên 250 mg/dl, thử ketone trong nước tiểu dương tính hay bạn cảm thấy khó ở, nên đi khám bác sĩ.

Nên gọi bác sĩ của bạn khi đường huyết cao quá 350 mg/dl.

Những điều nên làm:
Bạn có thể đề phòng các biến chứng của tăng đường huyết trở nên trầm trọng bằng cách thực hiện các biện pháp nói trên. Nên thử máu hàng ngày và báo cho bác sĩ của bạn biết khi có kết quả cao bất thường vượt khỏi sự kiểm soát của bạn.

C. Nhiễm acid do tăng ketone huyết (Diabetic ketoacidosis)
Thông thường biến chứng này chỉ xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường loại 1. Tuy nhiên, một đôi khi cũng thấy ở bệnh nhân tiểu đường loại 2, khi họ bị bệnh nặng (nhiễm trùng, cúm nặng...) Biến chứng cấp tính này xảy ra khi có sự thiếu insulin gần như hoàn toàn. Cơ thể bắt buộc phải dùng các nguồn năng lượng khác ngoài glucose như các axít béo lấy từ các mô mỡ dự trữ. Các axít béo này qua quá trình chuyển hóa thải ra các thể ketone (ketone bodies) làm tăng độ axít của máu lên đến mức nguy hiểm. Ketone được thải ra ngoài qua nước tiểu kèm theo sự mất đi nhiều các chất khoáng và nước đưa đến tình trạng mất nước trầm trọng. Triệu chứng nhiễm axít do tăng ketone huyết gồm:

  • Hơi thở có mùi trái cây
  • Ói mửa
  • Hơi thở sâu và chậm
  • Rối loạn tâm thần, lú lẫn rồi đi vào hôn mê
  • Sau cùng là trụy tim mạch.

Nhiễm axít do tăng ketone huyết là một tình trạng cấp cứu, cần được điều trị khẩn cấp. Tử vong có thể xảy ra, tuy nhiên phần lớn các bệnh nhân được hồi phục nhờ điều trị tích cực với truyền nước và tiêm insulin.

D. Tình trạng tăng thẩm thấu không nhiễm ketone (Hyperosmolar nonketotic states)
Tình trạng nặng của một số bệnh như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, chấn thương hay nhiễm trùng nặng có thể làm tăng đường huyết lên rất cao ở bệnh nhân tiểu đường loại 2. Trong khi lượng insulin còn tạm đủ để khống chế sự sản xuất quá tải của các thể ketone, nhưng không thể ngăn chận đường huyết lên cao làm tăng sự thẩm thấu của máu. Máu trở nên cô đặc gây mất nước tế bào và tao nên tình trạng như tên gọi. Người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi, trở nên lơ mơ, lú lẫn rồi đi vào hôn mê trong các trường hợp nặng. Tình trạng tăng thẩm thấu của máu là tình trạng rất nguy kịch, có thể đưa đến tử vong nếu không được điều trị tích cực bằng insulin và truyền nhiều nước. Bệnh nhân tiểu đường, nếu có các triệu chứng trên nên gọi ngay bác sĩ của mình. Nếu bị hôn mê nên gọi ngay xe cứu thương.

II. Các biến chứng về lâu về dài của bệnh tiểu đường


Với thời gian, bệnh tiểu đường có thể gây ra một số biến chứng hiểm nghèo. Nhiều bệnh nhân rất sợ hãi khi nghĩ đến chúng. Những biến chứng này có thể xảy ra ở mọi bệnh nhân tiểu đường loại 1 cũng như loại 2.

Lượng đường trong máu quá cao lâu ngày gây thương tổn các mạch máu nhỏ với hậu quả là mù mắt, suy thận, đồng thờiø thúc đẩy xơ mỡ động mạch (atherosclerosis) làm hẹp các động mạch lớn gây tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim... Ngoài ra, bệnh tiểu đường còn có ảnh hưởng xấu lên dây thần kinh, cơ tim, da, chân và răng lợi. Các biến chứng mãn tính xảy ra sớm hay muộn, nặng hay nhẹ rất khác biệt ở từng bệnh nhân. Nhưng nói chung, nếu kiểm soát tốt đường huyết, chúng ta có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm hay nhẹ đi các biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường.

A. Các biến chứng ở mạch máu nhỏ (Microvascular disease)
  1. Biến chứng ở mắt hay bệnh võng mạc (Retinopathy)

    • Bệnh tiểu đường có thể làm hư mắt bạn. Do đó, nên phát hiện và điều trị các biến chứng ở mắt càng sớm càng tốt để ngừa bị mù mắt.
      • Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường trên 10 năm có tổn thương ở mắt.
      • Về lâu về dài, bệnh tiểu đường cũng như bệnh cao huyết áp có thể gây tổn thương các mạch máu nhỏ trên võng mạc gây nên vỡ mạch máu và xuất huyết.
      • Ngày nay người ta dùng tia laser để điều trị khá hữu hiệu các tổn thương trên võng mạc.
      • Muốn ngăn ngừa biến chứng ở mắt, bạn nên cố gắng duy trì đường huyết và huyết áp ở mức gần bình thường.

    • Những điều nên làm để tránh nguy cơ có biến chứng ở mắt:
      • Khám đáy mắt mỗi năm một lần. Bạn nên nhớ rằng ở giai đoạn đầu các biến chứng ở mắt không có triệu chứng và cũng ở giai đoạn này việc điều trị còn dễ dàng và có kết quả tốt.
      • Khám bác sĩ chuyên khoa mắt mỗi khi bạn có các triệu chứng sau đây:
        • Mắt nhìn mờ hay nhìn một vật thành hai
        • Vùng nhìn (thị trường) trở nên hẹp lại
        • Thấy nhiều đốm đen
        • Thấy đau hay áp lực trong mắt
        • Khó nhìn trong ánh sáng mờ.
      • Thường xuyên đo huyết áp
      • Không hút thuốc.

  2. Biến chứng ở thận (Nephropathy)

  3. Bệnh tiểu đường có thể gây biến chứng ở thận.
    • Phần lớn bệnh nhân tiểu đường mắc bệnh trên 20 năm có biến chứng ở thận. Điều này thường xẩy ra nơi các bệnh nhân bị tiểu đường từ khi còn trẻ.
    • Các mạch máu nhỏ ở thận có nhiệm vụ lọc các chất cặn bã để thải ra ngoài qua nước tiểu. Với thời gian, bệnh tiểu đường và bệnh cao huyết áp có thể làm tổn thương các mạch máu ở thận và một khi bị yếu đi, thận không còn lọc và thải ra ngoài các chất cặn bã một cách bình thường nữa.
    • Kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp có thể ngăn ngừa các biến chứng ở thận.
    • Ở giai đoạn đầu, biến chứng ở thận không có triệu chứng. Khi thận bị tổn thương, các chất cặn bã lẽ ra phải được thải ra ngoài với nước tiểu, tồn đọng lại trong máu, trong lúc đó các chất cần cho cơ thể lại bị thải ra ngoài. Thử máu và nước tiểu có thể phát hiện các tổn thương ở thận trước khi có triệu chứng.
    • Biến chứng ở thận ở giai đoạn đầu có thể điều trị bằng thuốc và ăn uống kiêng cữ. Phát hiện và điều trị các biến chứng ở thận có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm lại tình trạng suy thận.
    • Suy thận có thể điều trị bằng cách lọc máu thường xuyên hay ghép thận.
B. Biến chứng ở các mạch máu lớn (Macrovascular disease)
Bệnh nhân tiểu đường có nhiều nguy cơ bị xơ mỡ động mạch và hậu quả là dễ bị nhồi máu cơ tim (heart attack), tai biến mạch máu não (stroke).
  1. Bệnh mạch vành (Coronary heart disease)

  2. Bệnh nhân tiểu đường có từ 2 đến 4 lần bị bệnh tim hơn người thường. Cơn đau tim (heart- attact) thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường nhiều năm, bệnh nhân có HbA1C cao và bệnh nhân phái nữ. Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân tiểu đường có kèm theo cao huyết áp, hút thuốc, cao LDL, thấp HDL lại càng dễ bị bệnh mạch vành.
  3. Tai biến mạch máu não (Stroke)

  4. Nhiều khảo sát cho thấy bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị tai biến mạch máu não gấp hai lần người bình thường, nhất là những người mắc bệnh lâu năm, người có HbA1C cao, bệnh nhân có kèm theo bệnh cao huyết áp, bệnh nhân có hút thuốc.
C. Biến chứng ở bàn chân
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị biến chứng trầm trọng ở bàn chân. Mỗi năm ở Mỹ có khoảng 20,000 bệnh nhân tiểu đường bị cắt bỏ bàn chân hay cưa chân. Điều trị sớm các tổn thương ở bàn chân có thể giữ bàn chân hay chân khỏi bị cắt bỏ.
  • Biến chứng ở bàn chân thường xẩy ra ở bệnh nhân tiểu đường trên 40 tuổi hay đã mắc bệnh trên 10 năm.
  • Bệnh tiểu đường làm tổn thương các mạch máu ở bàn chân, gây trở ngại cho máu đến nuôi chân. Lưu thông của máu bị ngưng trệ là điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng.
  • Bệnh tiểu đường cũng gây tổn thương các giây thần kinh ở chân, cảm giác ở chân sẽ bị giảm đi, do đó bạn sẽ không cảm thấy đau nếu có vết cắt hay vết lở trên bàn chân. Các vết thương này có thể bị nhiễm trùng và lở loét trước khi bạn phát hiện ra chúng.
  • Các tổn thương ở bàn chân dễ đi đến tình trạng nặng một cách nhanh chóng do đó bạn nên luôn luôn mang giầy, xem xét bàn chân mỗi ngày và nên chạy chữa ngay mỗi khi phát hiện có vết thương ở bàn chân, mặc dù rất nhỏ.

D. Các biến chứng mãn tính khác của bệnh tiểu đường

  1. Bệnh mắt cườm (Cataract)
    Bệnh tiểu đường gia tăng nguy cơ bị cườm mắt. Ngày nay, mặc dù việc giải phẫu mắt cườm thường đem lại kết quả tốt, mắt cườm vẫn là nguyên nhân gây mù lòa cho nhiêù bệnh nhân tiểu đường.

  2. Bệnh các mạch máu ngoại biên (Peripheral vascular disease)
    Bệnh này do xơ mỡ động mạch gây ra làm hẹp các động mạch ngoại biên, nhất là động mạch ở chân. Triệu chứng điển hình là cơn đau và tê rần trong bắp chân, trong đùi khi vận động và biến đi khi nghỉ ngơi. Bệnh nhân tiểu đường lại hút thuốc thì nguy cơ bị bệnh mạch máu ngoại biên tăng lên gấp bội. Các trường hợp nặng có thể giải phẫu nối tắt (by-pass) hay nông động mạch (angioplasty).

  3. Bệnh ở răng và lợi (Cavities and Gingivitis)
    Bệnh nhân tiểu đường thường hay bị khô miệng (xerostomia), do đó dễ bị sâu răng và viêm lợi. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng thường có cảm giác nóng bỏng ở miệng và lưỡi do khô miệng và cũng là hậu quả của biến chứng viêm thần kinh của bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường nên đi khám răng sáu tháng một lần.

Các biện pháp giúp bạn giảm thiểu các biến chứng về lâu về dài của bệnh tiểu đường.

  • Kiểm soát thật tốt đường huyết và huyết áp, giữ lượng cholesterol và triglycerides ở mức gần bình thường.
  • Không hút thuốc.
  • Một khi bạn kiểm soát tốt bệnh tiểu đường trong nhiều năm thì nguy cơ bị các biến chứng về lâu về dài của bệnh tiểu đường sẽ không còn là mối đe dọa đối với bạn nữa.


Thảo dược điều trị bệnh tiểu đường: Dây thìa canh, Mướp đắng, Hạt mê thi, Nụ vối, Trà giảo cổ lam...



Tra Cứu Vị Thuốc Theo Vần

A

B

C

D

Đ

E

G

H

I

K

L

M

N

O

P

Q

R

S

T

U

V

X

Y




XEM THÊM CÁC LOẠI THẢO DƯỢC QUÝ KHÁC

 cà gai leo 

cà gai leo giải rượu bảo vệ gan  giảo cổ lam  phòng và điều trị gan nhiễm mỡ

 dây thìa canh

điều trị tiểu đường chuốt hột điều trị sỏi thận,sỏi mật

 hoa tam thất

điều trị mất ngủ hoa nhài an thần, giảm căng thẳng, thanh nhiệt

 rễ bồ công anh

phòng và điều trị ung thư máu hoa cúc an thần, điều hòa kinh nguyệt

 

cao mật nhân

 

điều trị xương khớp gout cao atiso đà lạt giải độc gan, mát gan

 

 

Các Tin khác