Chè vằng còn gọi là chè cước man, dây cẩm văn, cây dâm trắng, cây lá ngón, dây vắng, mổ sẻ. Tên khoa học Jasminum subtriplinerve Blume. Thuộc họ nhài Oleaceae.
Chè vằng là một cây nhỏ, mọc thành bụi ở bờ rào hay bụi tre hoặc bám vào các cây lớn. Thân cây cứng chia thành từng đốt, đường kính 5-6 mm, chia thành nhiều cành, có thể vươn cao 1-1,5 m và vươn dài tới 15-20 m, thân và cành đều nhẵn. Lá mọc đối, hình mũi mác, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu lá nhọn, những lá phía trên nhỏ hơn lá phía dưới. Hoa mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng.
Chè Vằng
Chè vằng mọc ở đâu ?
Cây chè vằng hiện nay mọc hoang ở khắp nơi trên nước ta, từ Nam chí Bắc. Tại miền Bắc có ở Hòa Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại miền Nam, đồng bào thường dùng dây vằng để đan rế và đánh dây thừng vì dây vằng vừa dẻo vừa dai. Nhân dân thường hái lá quanh năm làm thuốc hay để đun nước tắm ghẻ. Dùng tươi hay phơi khô để dành.
Nhân dân nhiều tỉnh dùng lá vằng phơi khô nấu hay pha nước uống hàng ngày hay cho phụ nữ sau khi sinh uống. Có nơi dùng lá nấu nước tắm cho trẻ con bị ghẻ lở. Tại miền Nam, nhân dân dùng lá chữa sưng vú, cho phụ nữ mới sinh uống, còn dùng chữa rắn cắn, rễ mài với giấm thanh để làm hết mủ những ung nhọt đã nung mủ. Liều uống hàng ngày: 20-30 g lá khô. Dùng ngoài không kể liều lượng.
Kinh nghiệm dùng lá chè vằng của bệnh viện Thái Bình:
Dùng lá chè vằng giã nát đắp vào nơi áp xe vú hoặc giã lá với cồn 50 độ rồi đắp vào nơi áp xe. Ngày 3 lần, đêm 2 lần. Thời gian điều trị thường là 1 ngày đến 1 tuần tùy theo bệnh nặng hay nhẹ và được bắt đầu chữa bằng lá chè vằng sớm hay muộn, trung bình 1,5 đến 2 ngày. Bệnh nhân điều trị bằng chè vằng thường hết sốt sau 2 giờ dùng thuốc, sau khi khỏi bệnh, công thức và số lượng bạch cầu trở lại bình thường, sữa cũng trở lại bình thường.
Uống trà Vằng để giảm béo, mỡ bụng
“Dây cẩm văn” thực ra là một tên gọi khác của cây “chè vằng”, cây còn có rất nhiều tên gọi khác, như “chè cước man”, “cây dâm trắng”, “dây vắng”, “mổ sẻ”, “dây vàng trắng”, “bạch hoa trà”, “giả tố hinh”, tên khoa học là Jasminum subtriplinerve Blume, thuộc họ Nhài (Oleaceae).
Chè vằng là một cây nhỏ, thường thấy cây mọc thành bụi ở bờ rào hay bụi tre, hoặc bám vào các cây lớn. Thân cây cứng, chia thành từng đốt, đường kính 5-6mm, chia thành nhiều cành, thân và cành đều nhẵn, có thể vươn cao 1-1,5m, vươn dài tới 15-20m (vì vậy một số nơi gọi nó là “dây”). Lá mọc đối, hình mũi mác, phía cuống tù hay hơi tròn, đầu lá nhọn, dài 4-7,5cm, rộng 2-4,5cm, những lá phía trên nhỏ hơn lá phía dưới, mép nguyên, trên có 3 gân rõ rệt. Cuống lá nhẵn, dài 3-12mm. Hoa mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng. Quả hình cầu, đường kính 7-8mm (cỡ bằng hột ngô), khi chín có màu vàng, trong quả có một hạt rắn chắc, mùa quả chín tháng 7-10.
Cây chè vằng mọc hoang ở khắp nơi, từ Nam chí Bắc. Tại miền Bắc có ở Hòa Bình, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Tại miền Nam đồng bào thường dùng dây vằng để đan rế và đánh dây thừng, vì dây vằng vừa dẻo lại dai.
Để sử dụng làm thuốc, có thể hái lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô để dành.
Đặc biệt lưu ý: Cần rất thận trọng, tránh nhầm lẫn cây chè vằng với cây “lá ngón” – một cây cực độc, chỉ cần ăn 3 chiếc lá ngón, là đủ chết người. Lá ngón còn có tên là “đoạn trường thảo” vì người ta cho rằng, ăn lá ngón đứt ruột mà chết. Nhìn thoáng qua, cây chè vằng và cây lá ngón hao hao như nhau, vì lá hai cây đều mọc đối, có hình trứng thuôn dài, hoa đều mọc thành xim, … Nhưng cây lá ngón là loại dây leo, có hoa màu vàng, còn chè vằng có hoa màu trắng. Nói chung, nếu muốn có chè vằng thứ thiệt, cần tự mình đi thu hái, dưới sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm; hoặc mua ở những cửa hàng Đông Nam dược có uy tín.
Về tác dụng của lá chè vằng:
- Theo Đông y: Chè vằng có vị hơi đắng, tính mát. Có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, hoạt huyết, tiêu viêm.
- Dân gian từ xưa thường dùng lá chè vằng sắc nước cho phụ nữ uống thay nước sau khi sinh đẻ, giúp ăn ngon cơm, phòng các chứng hậu sản và mau chóng phục hồi sức khỏe. Có nơi dùng lá nấu nước tắm cho trẻ con bị ghẻ lở. Tại miền Nam, dân gian còn dùng lá chữa sưng vú, chữa rắn cắn; rễ mài với giấm thanh để làm hết mủ những ung nhọt đã nung mủ. Một số người còn dùng lá chữa viêm ruột, kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa và thấp khớp hay bị thương đau nhức.
- Bệnh viện Thái Bình từng làm kháng sinh đồ, để so sánh tác dụng của chè vằng với penixilin 1 đơn vị quốc tế trong 1ml và streptomyxin 20γ trong 1ml, cloroxit 50γ trong 1ml, nhận thấy: Chè vằng có tác dụng kháng sinh mạnh hơn các thuốc trên đối với tụ cầu khuẩn (Staphyllococcus) và liên cầu khuẩn tan huyết (Streptococcus hemolytique).
Mấy năm gầy đây, chúng tôi cũng nghe nói, một số đấng mày râu đã dùng chè vằng sắc nước uống để giảm béo bụng, kết quả rất tốt. Tuy chè vằng có độ độc thấp, nhưng theo chúng tôi nghĩ, nếu muốn áp dụng thử, trước khi uống thuốc bạn nên đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe. Sau khi uống thuốc một thời gian, dù có tác dụng hay không, cần đến kiểm tra lại, xem có xảy ra chuyện gì không?
Dù sao thì việc sử dụng chè vằng để giảm “béo bụng” ở nam giới, mới chỉ là một kinh nghiệm, được một số người áp dụng có kết quả trong vài năm gần đây, cần tiếp tục theo dõi trong thời gian dài, mới có thể đưa ra kết luận toàn diện.
Chè vằng Thức uống tốt cho sản phụ
Chè Vằng hay còn gọi là chè Cước Man, dây Cẩm Văn, dây Vắng, cây Dâm Trắng, cây Lá Ngón, Mỏ sẻ. Tên khoa học là Jasminum subtriphnerve Blume. Họ Nhài (Oleaceae). Cây chè Vằng mọc hoang ở khắp nơi, mọc thành bụi hoặc bám vào các thân cây lớn hơn. Thân cứng, từng đốt vươn dài hàng chục mét, phân nhánh nhiều. Có ba loại Vằng, đó là Vằng lá nhỏ (vằng sẻ), vằng lá to và Vằng núi. Trong đó thì chè Vằng lá nhỏ được dùng nhiều nhất.
Lá Vằng mọc đối hơi hình mác, phía cuống tròn, mũi nhọn, có ba gân chính nổi rõ ở mặt trên, mép nguyên, càng lên ngọn cành lá càng nhỏ. Lá chè Vằng có ba gân dọc trong có hai gân bên uốn cong theo mép lá rõ rệt. Hoa chè Vằng mọc thành xim nhiều hoa (chừng 7-9 hoa), cánh hoa màu trắng thường nở vào tháng 3 đến tháng 5 hàng năm. Quả chè Vằng hình cầu cỡ hạt ngô, chín màu màng, có một hạt rắn chắc.
Để lấy được một gánh chè Vằng, người dân phải “hi sinh” giấc ngủ ngon lành của mình mà dậy từ lúc ba giờ sáng và mất trọn một ngày. Cây chè Vằng lấy về đem băm nhỏ khoảng 7-8cm, phơi nắng, phơi sương đến khi khô, có thể cất giữ bao lâu cũng không bị mốc. Hiện nay, chè Vằng được đóng thành những túi lọc rất tiện dụng. Nước chè Vằng thoạt uống có vị đắng sau ngọt thanh thanh nơi đầu lưỡi.
Nghiên cứu dược lý đã chứng minh, thành phần hoá học của lá chè Vằng có các chất terpenoit, glycosit đắng, flavonoit và ancaloit. Nhựa và ancaloit có tác dụng kháng khuẩn chống viêm, làm tăng nhanh tái tạo tổ chức, làm mau lành vết thương, thông huyết, điều kinh, đau bụng, hay điều trị đau khớp xưong, thiếu máu, mệt mỏi, kém ăn, cảm hay vàng da. Đặc biệt, theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học Dược Hà Nội qua đề tài “chống nhiễm khuẩn ở cây chè vằng mọc ở Quảng Nam- Đà Nẵng”. Nghiên cứu này được áp dụng điều trị ở 254 sản phụ khoa và cho nhiều kết quả đáng chú ý. Một trong những kết quả đó là không dùng thuốc kháng sinh mà chỉ dùng chè Vằng trong trường hợp đẻ thường, giảm 50% thuốc kháng sinh trong trường hợp đẻ khó…
Theo kinh nghiệm dân gian thì lá Vằng sau khi hái và phơi khô được sắc nước uống dùng cho phụ nữ sau khi sinh và người già. Ngày nay nhiều gia đình coi đây là món quà quý mang đậm phong vị quê và để giảm béo, tiêu độc, kích thích tiêu hoá trong mùa hè.
Đặc biệt hơn, chè Vằng lại rất rẻ. Nếu bạn uống thường xuyên, mỗi tháng chỉ hết khoảng mươi nghìn. Như vậy chỉ với một số tiền rất nhỏ mà phụ nữ sau khi sinh đã có một loại thuốc chống nhiễm khuẩn, sớm hồi phục sức khoẻ, kích thích tiêu hoá, ăn ngon miệng, nguồn sữa dồi dào.