Ung thư gan là bệnh rất nguy hiểm và thực sự là nỗi sợ hãi đối với những ai mắc phải. Bệnh ở giai đoạn cuối rất khó chữa và thường gây ra tỉ lệ tử vong rất cao. Tôi đã gặp một số người không hiểu đúng về bệnh, nghĩ rằng bệnh ung thư gan có thể lây nhiễm. Điều này có đúng hay không? Hãy tìm hiểu kĩ hơn ở bài viết này nhé.
Bệnh ung thư tế bào gan không có triệu chứng lâm sàng đặc hiệu khi khối u con nhỏ. Một số những biểu hiện như: mệt mỏi, đầy bụng, chán ăn, sụt cân, đau hạ sườn phải… cũng chỉ xuất hiện khi khối u ở gan đã lớn. Một khi triệu chứng xuất hiện khá rõ (như: đau dưới sườn phải, khối u xuất hiện nhiều dưới sườn phải, bụng báng, thể trạng gầy sút, sốt, vàng da…) thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, khả năng chữa trị lúc này là rất khó khăn.
Vì khó phát hiện, nên phần lớn người bệnh đến bệnh viện thường ở giai đoạn muộn, tiên lượng xấu. Chính vì vậy mà việc tầm soát để phát hiện bệnh sớm, phát hiện khối u ở gan khi khối u còn nhỏ là rất quan trọng, nhất là những người mắc bệnh viêm gan mãn tính cần đi tầm soát.
Bệnh ung thư gan có lây không?
Bệnh ung thư nói chung và ung thư gan nói riêng hoàn toàn không lây qua đường tiếp xúc, vì vậy, nó được xếp vào nhóm các bệnh không lây nhiễm”. Vậy nên, đối với những bệnh nhân bị ung thư gan, các bạn nên để họ có chế độ chăm sóc và tinh thần thật tốt. Việc bạn gần gũi họ và nói chuyện nhiều với họ sẽ giúp bệnh tiến triển rất tốt.
Đối với những bệnh nhân bị ung thư do virus viêm gan B, viêm gan C thì virus có thể lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua đường truyền máu, đường tình dục và từ mẹ sang con. Vì thế, để phòng ngừa bệnh ung thư gan chúng ta cần nâng cao biện pháp phòng ngừa các bệnh viêm gan siêu vi.