Hotline: 0984.795.198       Email: toanthaoduoc@gmail.com     


Cách chữa bệnh gút (Gout) bằng thuốc Nam

Cách chữa bệnh gút (Gout) bằng thuốc Nam
Cách chữa bệnh gút (Gout) bằng thuốc Nam


CÁCH CHỮA BỆNH GOUT BẰNG THUỐC NAM   


Biểu hiện lâm sàng đặc trưng của người bị mắc gút là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Tỉ lệ mắc bệnh gút ở nam giới cao hơn nữ giới. Xin giới thiệu một vài cách chữa bệnh Gút hiệu quả.

Thuốc chữa bệnh gout được bào chế hoàn toàn từ những cây thảo dược rất dễ kiếm trong vườn tược, đồi núi, thậm chí ngay bên vỉa hè lề đường. Cách chữa bệnh gout mãn tính gồm 12 loại thảo dược có tên sau: Cam thảo đất, táo mèo, vỏ bưởi, hạt chuối, củ ráy tía, củ sơn thục, củ khúc khắc, lá lốt, dây tơ hồng, cà gai leo, củ tỏi đỏ và cây bồ công anh.

Tác dụng chung của những vị thuốc chữa gút này là chống viêm và bài trừ thấp khớp. Ngoài ra thuốc còn có chức năng bồi bổ khí huyết, từ đó sản sinh ra hoạt chất bôi trơn các khớp xương, giúp cơ thể vận động thoải mái, dễ dàng. Người bị gút biểu hiện rõ nhất ở việc đau các khớp chân, tay. Chính vì vậy công dụng cơ bản của bài thuốc chính là kháng viêm khớp, giúp lợi gân cốt.

Cách thức sử dụng bài thuốc rất đơn giản. Đó là đem phơi khô rồi sắc lấy nước uống, liều lượng mỗi vị 8 gam, mỗi ngày sắc một thang và uống đều sau bữa ăn. Sắc một lít nước, đến khi còn lại nửa lít là được, hoặc đổ vào 3 chén nước lấy lại hơn một chén để uống. Ngoài ra có thể xay mịn thuốc rồi cho vào ấm chế nước uống như pha trà. Mỗi ngày uống từ 3 - 4 ấm là tốt nhất.

Thuốc nam cho tác dụng từ từ chứ không thể “uống ngày trước, ngày sau lành bệnh” nên đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì điều trị gout . Thông thường bệnh nhân uống thuốc trong vòng 1 - 2 tháng sẽ cho kết quả khả quan như vận động chân tay ít đau, khớp xương không bị sưng tấy.

Điều cần lưu ý đối với bệnh nhân điều trị gout là tuyệt đối kiêng tránh những thức ăn như thịt chó (thịt cầy), đồ hải sản, thịt đỏ (như thịt bò) và nội tạng động vật bởi những thực phẩm này chứa hàm lượng đạm cao, gây nguy cơ mắc bệnh. Thay vào đó người bệnh nên ăn nhiều rau quả, tăng cường uống nước và vận động nhẹ tuỳ theo sức khoẻ bản thân để khí huyết lưu thông đều đặn.

Nếu có điều kiện người bệnh có thể kết hợp thêm bằng phương thức châm cứu, mát xa các huyệt đạo bởi các phương pháp hỗ trợ này sẽ có tác dụng điều chỉnh khí huyết, bổ huyết, từ đó ắt bệnh tật sẽ tự nhiên mà thuyên giảm.

Nói về ưu điểm của phương pháp chữa bệnh gut bằng 12 loại thảo dược này là hoàn toàn không cho tác dụng phụ, hiệu quả chữa trị tuy “chậm mà chắc”. Đó là chưa kể đến lợi ích kinh tế bởi không phải ai đều có đủ điều kiện mua các loại thuốc chữa gout Tây y vốn rất đắt đỏ.

Người bị bệnh gout phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn:

- Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như : Hải sản, các loại thịt có màu đỏ như: Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…; Phủ tạng động vật như : Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…; Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn…

- Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như :

+ Đạm động vật nói chung như: Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…; Cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch…

+ Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…,Các chế phẩm từ đậu nành như : Đậu phụ, sữa đầu nành, tào phớ… nhìn chung ít làm tăng acid uric hơn các loại đậu chưa chế biến.

- Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như : Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.

- Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như : Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh.

- Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như : Rượu, bia, cơm rượu, nếp than… Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.

Bài thuốc đông y điều trị bệnh gút hàng ngày:

Nguyên liệu:

- Bạch thược: giúp thư cân, dưỡng huyết

- Ma hoàng: giúp phát tán biểu tà

- Quế chi: thông kinh hoạt lạc

- Y dĩ: giúp trừ thấp

Bạn có thể kết hợp với Đông quy, bạch truật…

Thuốc điều trị bệnh gút bằng đông y

Cách thực hiện:

-Mỗi ngày bệnh nhân sử dụng một thang thuốc

-Mỗi liệu trình điều trị sẽ kéo dài ít nhất 2 tuần

-Cho thuốc vào đun sôi. Mỗi thang thuốc sắc làm ba lần. Mỗi lần đun 3 bát nước lấy một bát để uống.

Bài thuốc đông y đặc trị bệnh gút

Thành phần bao gồm: đương quy, bạch truật, liên kiều, hoàng cầm, cam thảo, hoàng ma, tỳ giải, tri mẫu, mộc thông, thanh đại, kê huyết đằng, hạnh nhân, tàm sa, xích tiểu đậu, cà gai leo, ngân diệp, phòng kỷ, xích thược, thổ phục, uy linh tiên, củ sơn thục, củ khúc khắc, tần cửu, đỗ trọng, ngưu tất, cây bồ công anh. Tùy thuộc vào biểu hiện bệnh của từng người mà thành phần của các vị thuốc có thể khác nhau.

Công dụng: Tác dụng thanh nhiệt trừ thấp, thông kinh hoạt lạc nhằm lưu thông khí huyết, giải tỏa các độc tà tích tụ, ứ đọng ở các khớp. Đồng thời, thuốc bổ khí huyết, tuyên thanh, thông lạc, chỉ thống, hóa đàm, bổ ích can thận giúp bệnh nhân xung huyết, hoạt huyết, bình ổn tạng phủ. Trên cơ sở đó, sự hoạt động của các cơ quan còn sản sinh ra hoạt chất bôi trơn các khớp xương, giúp cơ thể vận động thoải mái, dễ dàng, lợi gân cốt, phòng và điều trị hiệu quả bệnh gút cấp và mãn tính.

Biện pháp phòng ngừa bệnh gút:

- Không uống rượu, hạn chế uống bia, không uống nước chè, cà phê đặc và các đồ uống có ga. Trong một công trình nghiên cứu, người ta thấy rằng ở nhóm người uống khoảng 1 lít bia trở lên trong một ngày có tỷ lệ bị gút gấp 2,5 lần so với nhóm người uống hạn chế.

- Ăn uống điều độ, không được nhịn đói, bỏ bữa, không dùng các chất kích thích như ớt, hạt tiêu, các loại dưa muối và cà muối. Hạn chế tối đa ăn các loại thực phẩm như gan, tim, lưỡi động vật, nấm, trứng cá, kem, bánh ga tô có kem. Tránh ăn các đồ thịt cá rán, thịt chó, nước canh xương hầm, canh cá; tránh ăn một số loại rau quả như các loại đậu đỗ, súp lơ, các loại cà, củ cải. Có thể ăn các loại thịt màu trắng như thịt lườn gà, thịt thỏ.

- Uống nhiều nước (2-3 lít/ngày), các loại nước khoáng có tỷ lệ chất khoáng thấp và có tính kiềm có tác dụng thải bớt lượng acid uric thừa trong cơ thể cũng rất tốt cho bệnh nhân gút (có thể uống 1-3 cốc/ngày trước bữa ăn 1 giờ trong giai đoạn tái phát của bệnh).

- Sữa và các sản phẩm của sữa như sữa chua; dưa chuột, dưa hấu... là các thức ăn tốt cho việc phòng và chữa bệnh gút. Bánh mì, trứng, đa số các loại trái cây, rau quả (khoai tây, bí đao, bí đỏ, cải bắp, hành, tỏi... trừ cà chua) bệnh nhân gút đều có thể sử dụng.

- Điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý, tập luyện các bài tập rèn sức bền vừa có tác dụng tăng cường sức khỏe chung, giảm cân và điều hòa các quá trình trao đổi chất. Tuy nhiên cần nghỉ tập trong giai đoạn tái phát của bệnh.

Ngoài ra có thể sử dụng thêm rượu gạo trắng nắn bóp xung quanh phần sưng viêm đau nhằm mục đích làm giãn nở mạch máu, giúp máu lưu thông và đàu thải các cặn acid uric tốt hơn nhanh hơn. Sáng bóp 1 lần, chiều xoa bóp thêm lần nữa.

Bài thuốc dân gian phòng chữa bệnh gout:

Mã tiền chế

Để trị chứng tê thấp, từ cổ xưa tổ tiên ta đã biết sử dụng hạt mã tiền để chữa trị theo nguyên tắc “lấy độc trị độc”.


Đây là một kinh nghiệm đáng được coi trọng vô ngần đặc biệt. Hiệu quả chống tê mỏi và cắt cơn đau của hạt mã tiền đã được kiểm chứng trên thực tiễn suốt từ đời này từ trần khác. Trong các bài thuốc dân gian chữa tê thấp có hiệu quả đều có thấy sử dụng đến Mã tiền chế.

kết quả nghiên cứu y khoa đương đại cho thấy, hiệu quả dược lý của Mã tiền chế có hiệu quả làm tăng hưng phấn thần kinh, làm tê thần kinh cảm giác, giảm đau, chống viêm, ức chế vi khuẩn.

Trong y khoa cựu truyền, Mã tiền chế có hiệu quả khá phong phú: thúc đẩy sự vận hành của huyết dịch, trừ khử ứ trệ, thông kinh hoạt lạc, chống tê mỏi và cắt cơn đau xương khớp do phong thấp khớp, đau do gout.

Cây sói rừng


Cây sói rừng, hay còn gọi là “cửu tiết trà”, “tiếp cốt mộc”, “cửu tiết phong”… có tên khoa học là Sarcandra grabra (Thunb), mọc hoang ở nhiều nơi trên đất nước ta. Theo dược khoa cựu truyền, cây sói rừng vị cay, tính bình, được xem là vị thuốc quý dùng thông đạt các ngả trong dân gian với hiệu lực thải trừ độc, giảm đau, ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn và điều hòa miễn nhiễm , thường dùng trong các bệnh lý viêm nhiễm, bệnh tự miễn, viêm khớp dạng thấp, thống phong (bệnh gout ).

Các kết quả nghiên cứu đương đại cho thấy, dịch chiết từ cây sói rừng có hiệu quả chống viêm đạt hiệu quả 97.6% nhưng không gây hiệu quả phụ, đặc biệt phần lá cây có hiệu quả ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn mạnh nhất. Các nhà y khoa cựu truyền Trung Quốc đã bào chế sói rừng thành dạng thuốc tiêm bắp để trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp một cách hiệu quả.

Hy thiêm

Cây dược chất Hy thiêm còn có tên khác là chết bầm hoa vàng đang được dùng phổ thông trong y khoa cựu truyền và công nghiệp dược ở Việt Nam. Với người mắc bệnh gout, Hy thiêm chứa chất đắng daturosid, orientin và 3.7 dimethylquercetin giúp hạ acid uric trong máu. Bây giờ, nhiều nghiên cứu của Đại học Dược Hà Nội cho thấy hiệu quả hạ acid uric và chống viêm giảm đau rõ rệt của loại cây này.



Hy Thiêm còn có hiệu quả dược lý như trừ tê thấp, thông kinh lạc, thanh nhiệt giải độc, lợi gân cốt, giảm đau, đồng thời có hiệu quả an thần, hạ áp huyết, ức chế sự phát triển của những vết loét trên tài thể vì thế khi dùng Hy thiêm sẽ làm giảm triệu chứng biến chứng ở bệnh nhân gout.

Lá Hy Thiêm có hiệu quả ức chế rõ rệt giai đoạn viêm cấp tính và ức chế yếu giai đoạn viêm mãn tính thực nghiệm. Mặt khác, độc tính cấp của Hy Thiêm tự do tương đối thấp ( 77.7g/kg trọng lượng ), "một năm do đó nó sẽ bị lãng quên" đã được bào chế thành thuốc chữa trị bệnh gout.

Sử dụng lá sakê để chữa bệnh gút (thống phong)

Theo các kết quả nghiên cứu cho thấy lá sakê có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, lợi tiểu, vì thế nó có tác dụng chua benh gout hiệu quả.


Sử dụng lá sa kê với cỏ xước và dưa leo để điều trị gout rất hiệu quả. Vì cỏ xước có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp còn dưa leo có tác dụng thanh nhiệt, giải khát.

Cách sử dụng: Lấy 4 - 5 lá sa kê, nấu ra khoảng 2 lít để uống cả ngày, uống trong vòng 1 tháng bắt đầu có hiệu quả và chưa thấy có tác dụng phụ nào.

Một số món ăn chữa bệnh gout hiệu quả

Canh rau hẹ: rau hẹ 200g, đậu hủ non 50g, gia vị vừa đủ nấu canh ăn.


Canh thập cẩm: củ cải 100g, cà rốt 50g, khoai tây, hành ta 5 củ, trứng cút 3 - 4 quả gia vị vừa đủ nấu canh ăn.

Canh dưa leo: dưa leo 2 - 3 trái, nấm mèo 20g, đậu hủ 30g, hành khô 3 củ gia vị băm nhỏ nhồi vào quả dưa nấu ăn.


Cháo ức gà: thịt ức gà 30g luộc xé nhỏ, gạo mới 100g nấu nhừ cho thêm hành hoa, rau mùi tàu gia vị mắm muối vừa ăn.


Cá rô om lá lốt: cá rô đồng 2 - 3 con 100g làm sạch, lá lốt 30g, củ cải 100g thái lát, nghệ 1 - 2 lát gia vị kho ăn.



Tra Cứu Vị Thuốc Theo Vần

A

B

C

D

Đ

E

G

H

I

K

L

M

N

O

P

Q

R

S

T

U

V

X

Y




XEM THÊM CÁC LOẠI THẢO DƯỢC QUÝ KHÁC

 cà gai leo 

cà gai leo giải rượu bảo vệ gan  giảo cổ lam  phòng và điều trị gan nhiễm mỡ

 dây thìa canh

điều trị tiểu đường chuốt hột điều trị sỏi thận,sỏi mật

 hoa tam thất

điều trị mất ngủ hoa nhài an thần, giảm căng thẳng, thanh nhiệt

 rễ bồ công anh

phòng và điều trị ung thư máu hoa cúc an thần, điều hòa kinh nguyệt

 

cao mật nhân

 

điều trị xương khớp gout cao atiso đà lạt giải độc gan, mát gan

 

 

Các Tin khác
Nguyên nhân bệnh Gout
   Nguyên nhân bệnh Gout (18/11/2016)