Chế độ ăn uống thiếu hợp lý, cộng thêm với nhiều nguy cơ từ thực phẩm thiếu an toàn như thuốc trừ sâu, thức ăn ôi thiu, thực phẩm chứa hóa chất bảo quản tràn lan trên thị trường là những yếu tố nguy cơ dẫn đến hệ tiêu hóa bị rối loạn.
Rối loạn tiêu hóa xuất hiện kèm theo các triệu chứng rất khó chịu như đau bụng dai dẳng, sốt vè chiều, đầy hơi, chán ăn, ăn không ngon miệng …Nghiêm trọng hơn là tình trạng suy nhược, sụt cân, thiếu máu, rối loạn nước và chất điện giải do tiêu chảy tái đi tái lại. Vào thời điểm mùa hè cũng là thời điểm rối loạn tiêu hóa xuất hiện nhiều. Để phòng ngừa rối loạn tiêu hóa, đặc biệt là rối loạn tiêu hóa sau khi dùng thuốc kháng sinh chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:
Thức ăn đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.
Tránh thức ăn ôi thiu, tránh nhiễm và nghi nhiễm hóa chất độc hại.
Ăn uống điều độ, sáng và trưa nên ăn nhiều, tối nên ăn nhẹ nhàng hơn.
Chú ý ăn nhiều rau xanh, củ quả, hạn chế ăn thịt…
Một số lời khuyên về chế độ ăn uống cho người bị rối loạn tiêu hóa :
Uống nhiều nước mỗi ngày ( khoảng 2,5-3 lít mỗi ngày, chia ra 6-8 lần trong ngày, vào buổi sáng sớm, lúc bụng đói). Có thể bổ sung nước khoáng loại có nhiều kali và magiê sẽ tốt hơn.
Ưu tiên các loại thịt gia cầm, đậu hủ dòi dào chất đạm, cung ứng chất vôi cần thiết cho chức năng chống dị ứng của tuyến thượng thận.
Bổ sung món trứng luộc hay cá biến khoảng 3 tuần 1 lần để cung cấp sinh tố D. Theo kết quả nghiên cứu gần đây, sinh tố D có tác dụng kháng viêm trong bệnh đường ruột.
Có thể thay sữa tươi bằng sữa chua với những trường hợp dễ tiêu chảy vì sữa tươi. Nên có 3 món sữa chua, chuối già và khoai lang trên bàn ăn để bổ sung kalium và vitamin B6.
Thiếu vitamin C làm cho các vết loét li ti trên niêm mạc ruột khó lành. Vì vậy, những người bị rối loạn tiêu hóa nên bổ sung trái cây giúp tăng cường vitamin C cho cơ thể, một số loại quả nhiều vitamin C như ổi, cam ….